Bệnh Lở mồm long móng (FMD) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, được tổ chức thú y thế giới OIE xếp vào danh sách bảng A. Bệnh do virus gây ra trên heo và các loại động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu,… Đây là bệnh cấp tính gây sốt cao với đặc trưng nhận diện là các mụn nước hình thành ở lỗ mũi, mũi, móng chân, vú, … Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao lên tới 100%, tuy nhiên tỷ lệ chết trên heo nái, heo thịt không cao (thường là từ 2-5%), tỷ lệ chết và loại trên heo con có thể lên tới 100%.
Heo mắc bệnh LMLM tại một trang trại ở TP.Hồ Chí Minh
Trong thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng gây thiệt hại nặng nề cho nhiều trại chăn nuôi, sau đây là 5 nguyên nhân dẫn tới những thiệt hại lớn như vậy:
Nguyên nhân 01: Tốc độ lây lan nhanh rất nhanh và rộng
Virus gây bệnh lở mồm long móng có kích thước rất nhỏ và có khả năng đề kháng cao với các điều kiện môi trường, mầm bệnh phát tán rất nhanh qua gió, dụng cụ chăn nuôi, công nhân chăm sóc heo, do vậy chỉ từ 1 ổ dịch nhỏ trong trại là gần như 100% các khu vực trong trại sẽ nổ dịch ngay sau đó.
Đồng thời virus phát tán theo gió, các phương tiện vận chuyển, qua các sản phẩm từ thịt heo, qua phân hay các chất tiết từ heo đang bệnh hoặc mang trùng lây lan nhanh chóng sang các trại xung quanh (mỗi ngày 1 heo ủ bệnh có thể bài thải ra môi trường gần 1 tỷ virus).
Gần như 100% heo trong trại mắc bệnh
Nguyên nhân 02: FMD làm tăng chi phí sản xuất
Mặc dù heo bị bệnh FMD thường ở thể cấp tính nhưng tỷ lệ chết thấp, heo thường không chết ngay, heo sẽ sốt cao, bỏ ăn, xuất hiện mụn nước ở miệng, vú và chân ngày một nhiều, dẫn tới chi phí sản xuất tăng nhanh chóng.
• Chi phí nhân công chăm sóc heo bệnh: heo mắc bệnh thường giảm ăn (do nhiều mụn nước ở miệng và sốt cao), đi lại khó khăn nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.
• Chi phí thuốc thú y: Chi phí thuốc sát trùng, thuốc bổ, thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh phòng bệnh kế phát, …
• Chi phí tiêu hủy heo bệnh.
Trong 03 nhóm chi phí lớn trong việc điều trị FMD thì chi phí về nhân công chiếm lớn nhất, với 1 trại nổ dịch FMD thông thường việc cấm trại và thực hiện sát trùng nghiêm ngặt phải mất 4-6 tháng.
Nguyên nhân 03: Thiệt hại đầu con
Với FMD chúng ta đều biết, bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao nhưng tỷ lệ chết thấp trên heo trưởng thành. Tuy nhiên bệnh FMD gây suy giảm miễn dịch, trại heo mắc bệnh FMD sau đó thường bị kế phát các bệnh thường trực trong trại như tai xanh (PRRS), Ecoli, Salmonella, suyễn, liên cầu khuẩn, tụ huyết trùng, APP, … sẽ gây thiệt hại đầu con đáng kể trên heo.
Bệnh FMD còn đặc biệt nguy hiểm trên heo con, tỷ lệ chết và loại có thể lên tới 100% (do virus gây viêm và hoại tử cơ tim).
Số heo nái bị loại thải sau FMD cũng lên tới 40%
Tiêu hủy heo nái và heo con mắc bệnh FMD ở một ổ dịch tại Kom Tum
Nguyên nhân 04: Chi phí do heo giảm năng suất, giảm tăng trọng
Với heo nái và heo đực giống (heo nọc) năng suất giảm đáng kể khi trại nổ dịch FMD
– Số heo con đẻ ra giai đoạn này gần như chết và loại hoàn toàn
– Số nái sảy thai tăng nhiều do virus xâm nhập qua nhau thai và giết chết heo con từ trong bào thai, do vậy gần như tất cả các giai đoạn mang thai đều có hiện tượng sảy thai và đẻ non.
– Ngoài ra việc xuất hiện nhiều mụn nước ở vú cũng kích thích các bệnh kế phát tại đây, từ đó ảnh hưởng tới năng suất của nái sau này.
– Với heo thịt, việc sốt cao, giảm ăn và sử dụng nhiều kháng sinh phòng bệnh kế phát sẽ làm tốc độ tăng trọng của heo giảm mạnh và kéo dài thời gian nuôi, dẫn tới thiệt hại kinh tế kép (bán heo với giá thấp hơn, heo giảm tăng trọng, tăng chi phí thức ăn, thuốc thú y, khấu hao chuồng trại, điện nước, công nhân chăm sóc, …)
Heo tăng trong thấp giá bán heo thấp hơn thị trường
Nguyên nhân 05: Giảm giá trị về kinh tế, thiệt hại thương hiệu
Việc trang trại nổ dịch, đặc biệt FMD là một bệnh có nhiều biểu hiện điển hình để các thương lái nhận ra. Từ đó giá bán sẽ thấp hơn mặt bằng chung của thị trường trong vùng.
Việc công bố trại có dịch (FMD là bệnh bắt buộc phải công bố) sẽ ảnh hưởng tới việc vận chuyển heo ra vào vùng dịch. Từ đó giá heo thịt hay heo giống trong vùng dịch cũng sẽ bị kéo thấp hơn khu vực khác do cấm vận chuyển heo ra vùng dịch.
Với các trại heo giống, việc để nổ dịch FMD sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thương hiệu. Giảm uy tín của trại, nếu việc xử lý truyền thông không thực sự tốt hoặc việc thiếu trung thực trong việc làm các giấy kiểm dịch khi xuất heo giống ra thị trường gây phản ứng “tiêu cực” và “phẫn nộ” từ cộng đồng có thể dẫn tới việc đóng cửa trang trại.
Với những thiệt hại nêu trên ta thấy FMD là một trong nhiều bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ, việc có vaccine phù hợp với chủng gây bệnh ở Việt Nam đã giúp chúng ta phần nào trong việc kiểm soát FMD tại trại
Lịch vaccine Lở mồm long móng được khuyến cáo như sau:
– Liều lượng: Heo dưới 25kg tiêm 1ml/con, heo trên 25kg tiêm 2ml/con
– Lịch vaccine cho heo con có thể thay đổi theo dịch tễ từng thời điểm và dựa vào chương trình kiểm soát miễn dịch để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể mẹ truyền
Nguồn: VietDVM.com
- phòng chống bệnh LMLM li>
- FMD li> ul>
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất