Nuôi lợn thành tỷ phú - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi lợn thành tỷ phú

    (CNVN)- Mỗi năm ông xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, 2.000 con lợn giống và hàng chục tấn cá, trừ chi phí lãi hơn 2 tỷ đồng. Song ít ai biết rằng, ông xuất thân từ một anh đóng gạch thủ công, ở nhà đất…

     

    Chủ lò gạch vẫn ở nhà đất

     

    Người đàn ông đặc biệt mà chúng tôi đang nhắc đến, đó chính là người đàn ông có thân hình vạm vỡ, giọng nói truyền cảm Nguyễn Văn Thu 51 tuổi, ở khu chăn nuôi tập trung xã Hoàng Lâu (Tam Dương, Vĩnh Phúc). Gặp chúng tôi, ông mừng lắm, vì ơn trời năm nay thời tiết, khí hậu thuận lợn, nên đàn lợn lớn nhanh như thổi, không chỉ vậy giá cả cũng ổn định hơn. Vừa rót nước mời khách, ông Thu kể cho chúng tôi nghe về hành trình đầy gian nan lập nghiệp của mình.

     

    Ông Thu kể, ông là con út trong một gia đình có 5 anh em trai, một chị gái, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ông chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ. Năm 1983, ông lên đường nhập ngũ, đóng quân ở Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp. Năm 1985, trong một lần nghỉ phép, ông lập gia đình và năm 1986 ông xuất ngủ trở về địa phương sinh sống. Cũng vừa lúc đó, đứa con trai đầu lòng ra đời, ông được bố mẹ cho ở riêng, cả gia đình chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn. Khi màn đêm buông xuống, ông nằm vắt tay lên trán trăn trở rằng mình phải làm gì đề nuôi sống gia đình và thoát nghèo.

     

    Năm 1993, xã có chủ trương chia lại ruộng đất, khu đất ông làm trang trại bây giờ là khu đất bạc màu, năng suất bấp bênh, nên nhiều hộ đã bỏ ruộng hoang. Tiếc đất, ông xin thầu lại, rồi mua hẳn luôn, nhờ đó ông đã gom được tới 8ha đất. Lúc đầu ông cấy lúa, mà vụ nào cũng mất mùa, do chất đất xấu, chuột bọ phá hoại, ông đành xin xã cho chuyển một phần đất để làm gạch.

     

    “Hồi đó làm gạch từ khâu đúc viên, cho đến nung đều làm thủ công nên rất vất vả và độc hại. Làm gạch bao nhiêu năm, nhưng vẫn phải ở nhà đất, năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở tôi quyết định bỏ nghề để nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco” – ông Thu cho hay.

     

    Mặc dù nuôi gia công, ông được hỗ trợ 100% con giống, cám, thuốc men phòng dịch bệnh, song chuồng trại ông phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn và chịu 100% chi phí, nên rất khó khăn. Ông Thu tâm sự: “Hơn chục năm làm gạch tích lũy được ít vốn, quay sang nuôi lợn cũng chỉ đủ xây 2 dãy chuồng, nên vợ con lo lắm. Mà lo là phải, bởi bấy lâu nay, tôi chỉ biết đóng gạch, chứ có biết gì về kỹ thuật chăn nuôi lợn đâu. Nhưng cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng”.

     

    A2 (3)

    Ông Nguyễn Văn Thu đang chăm sóc đàn lợn được nuôi theo hệ thống hiện đại, mỗi năm mang lại cho ông hàng tỷ đồng

     

    Thành tỷ phú nhờ nuôi lợn

     

    Chăn nuôi có lãi, khiến vợ chồng ông càng thêm có động lực, nên quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, gia đình, bạn bè để làm ăn lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành một trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000…

     

    Ông Thu chia sẻ: “Trong chăn nuôi khó nói hay được. Nhưng có lẽ tôi là người may mắn, bởi trải qua nhiều đợt dịch, song trang trại tôi vẫn an toàn. Tôi chưa bao giờ bị thua lỗ vì dịch bệnh, có chăng chỉ thua lỗ vì giá đầu vào cao, đầu ra thấp do giá cả bấp bênh mà thôi”.

     

    Năm 2010, số lượng lợn mỗi ngày một tăng, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.

     

    Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.

     

    Trang trại được phân thành 3 khu, khu nuôi lợn thịt, khu nuôi lợn nái với 13 dãy chuồng và khu hồ cá. Dẫn chúng tôi đi thăm quan, cuốc bộ rời cả chân mà vẫn chưa đi khắp được trang trại. Mệt, song chúng tôi ai nấy đều hứng khởi, bởi mỗi một điểm, dãy chuồng ông Thu dẫn đến đều có sự thu hút riêng. Cả một “khu công nghiệp nuôi lợn” như vậy, mà tiệt nhiên không ngửi thấy mùi hôi thối, thậm chí tiếng lợn kêu. Bởi tất cả đều được tự động hóa, sạch sẽ.

     

    Chỉ tay vào hệ thống máng ăn, uống tự động, ông Thu khoe: “Tôi đầu tư đồng bộ, tự động hết, nên một người có thể nuôi được cả nghìn con lợn mà vẫn nhàn. Hàng ngày công nhân chỉ việc đổ thức ăn lên máng tự động, rửa qua chuồng trại, còn đói chúng tự ăn, nóng tự xuống khu nước tắm, nóng nữa thì đã có quạt thông hơi, thông gió, sướng khác nào ở resort, thì cớ gì không khỏe, không nhanh lớn”.

     

    Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 đến 10 triệu đồng/người/tháng, tùy từng vị trí, lao động phổ thông, hay kỹ sư, bác sỹ thú ý… Trao đổi với chúng tôi về bí quyết để đàn lợn nói không với dịch bệnh, ông Thu cho hay: “Chăn nuôi phòng bệnh, hơn chữa bệnh. Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho lợn, ngoài ra phải thường xuyên khử trùng, sát trùng bằng vôi bột, thuốc sát trùng. Xử lý sạch nguồn phân, chất thải lợn, nếu không mầm móng bệnh sẽ rất dễ bùng phát, lây lan”.

     

    Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp cho nhiều hộ nghèo mua lợn giống không tiền, đến khu xuất chuồng mới phải trả. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Không chỉ vậy, hầu hết các phong trào của địa phương ông đều tham gia, từ xây dựng nông thôn mới, cho đến quỹ đền ơn đáp nghĩa, khuyến học… ông đều tham gia và đi đầu, với mức hỗ trợ hàng chục triệu đồng mỗi năm.

     

    Chia sẻ về dự định trong tương lai, ông Thu cho hay: “Tôi đang dự kiến sẽ xây thêm 2 dãy chuồng nữa để nuôi thêm khoảng 3.000 lợn thịt, để tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Trong 3 đứa con, tôi đang hướng cho một cháu học chuyên ngành chăn nuôi, thú y tại trường Đại học Nông nghiệp 1 để hỗ trợ, kế nghiệp tôi sau này”.

     

    Việt Tùng

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T7,28/12/2024

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.