[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khoảng cách lứa đẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất của một trang trại và chỉ tiêu này, cũng như chỉ tiêu tương ứng của nó là những nhân tố cần được kiểm soát và theo dõi nhằm phát hiện và sớm dự báo những biến động để ngăn chặn những thay đổi hoặc những biến động trong trang trại chăn nuôi.
KCLĐ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của trại
Khoảng cách lứa đẻ (KCLĐ) là một trong những chỉ tiêu chung nhất thường được dùng như là một chỉ thị để đánh giá hiệu quả của một trang trại nuôi lợn và được xác định là bình quân số ngày tính từ khi đẻ lứa trước đến khi đẻ lứa sau. Nó có liên quan trực tiếp đến số lần đẻ của mỗi lợn nái và năm theo công thức:
Số lần đẻ của mỗi lợn nái/năm = 365 (ngày/năm)/KCLĐ (ngày/lần đẻ)
Tiếp theo là cách tính toán, những chỉ tiêu của trang trại có ảnh hưởng đến KCLĐ và ảnh hường của KCLĐ đến năng lực sản xuất của trang trại.
1. Cách tính toán
Có một vài cách tính toán chỉ tiêu này. Cách thứ nhất là rất đơn giản, được trình bày qua ví dụ sau:
Ví dụ 1: Trong một trại có 10 lợn nái, với những kết quả “điển hình” đã đạt được, như thời gian mang thai: 115 ngày, thời gian cho con bú: 24 ngày, và thời gian từ cai sữa đến lần phối giống tiếp theo: 5 ngày, như vậy KCLĐ sẽ là:
KCLĐ: 115 + 24 + 5 = 144 ngày
Nếu cả 10 lợn nái đều biểu hiện giống nhau như vậy, KCLĐ bình quân của toàn trại sẽ là 144 ngày.
Nhưng không may, nếu có 1 nái nào đó rơi vào trường hợp thời gian từ cai sữa đến lần phối giống tiếp theo là 21 ngày, KCLĐ của con lợn này sẽ là:
KCLĐ: 144 + 21 = 165 ngày
Từ đó, dẫn đến bình quân KCLĐ của trang trại này sẽ là:
[144 x 9 (của lợn nái không động dục lại) + 165 (của con nái động dục lại)]/10 (tổng số lợn nái) = 146,1 ngày
Như vậy, con nái có khoảng thời gian từ cai sữa đến lần phối giống tiếp theo 21 ngày đã làm tăng KCLĐ bình quân lên 2,1 ngày, điều đó được xem như là một “thất bại” về sinh sản, ảnh hưởng xấu đến KCLĐ.
Mặt khác, khi tính đến KCLĐ, có lẽ dùng thuật ngữ “khoảng thời gian từ cai sữa đến phối giống có chửa” thì chính xác hơn là “khoảng thời gian từ cai sữa đến lần phối giống tiếp theo”.
Từ ví dụ trên, có thể làm phép ngoại suy cho một trang trại nào đó trong một thời gian nhất định: KCLĐ sẽ là tổng bình quân độ dài thời gian mang thai cộng với bình quân độ dài thời gian cho con bú cộng với khoảng cách từ cai sữa đến phối giống có chửa trong thời gian được đề cập đến.
Cách tính thứ hai là dựa vào số lứa đẻ/nái/năm, cách này đôi khi dễ tính toán hơn (Ví dụ 2).
Ví dụ 2: Nếu ta có số lứa đẻ ở một trang trại trong 6 tháng và số đầu lợn nái trong 6 tháng này, số lứa đẻ/nái/năm sẽ là:
Số lứa đẻ/nái/năm = [Tổng lứa đẻ trong 6 tháng * 2 (suy ra cho cả năm)]/ Số đầu lợn nái trong hai lần 6 tháng này
Khi đã có “Số lứa đẻ/nái/năm”, chúng ta tính KCLĐ theo công thức được giới thiệu ở đầu bài viết này.
Kinh nghiệm cho thấy, có mối tương quan âm giữa mức ăn vào của lợn mẹ trong thời gian cho con bú với khoảng cách từ cai sữa đến lần phối giống kế tiếp.
2. Những chỉ tiêu có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ
Giả sử rằng bình quân thời gian mang thai có rất ít biến động ở một trang trại, có hai chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến KCLĐ, đó là khoảng thời gian mẹ nuôi con và khoảng thời gian từ cai sữa đến phối giống có chửa
Thời gian mẹ nuôi con: Chỉ tiêu này có ảnh hưởng lớn vì nếu tăng thời gian mẹ cho con bú thêm 1 ngày thì sẽ tăng thêm 1 ngày cho KCLĐ.
Đây là một trong những điều bất lợi của việc tăng tuổi cai sữa (mặc dầu, đôi khi cũng có mặt lợi riêng của nó).
Để giải quyết trường hợp này, tùy theo chức năng của trang trại mà chọn ngày tuổi cai sữa thích hợp. Xu hướng gần đây có 2 mức ngày tuổi cai sữa: 21 ngày (nếu là trại lợn bán ra con giống để sinh sản) hoặc 28 ngày (nếu là trại lợn bán ra con giống để nuôi lấy thịt). Lý do (ví dụ có một trại nào đó nuôi 100 lợn nái):
– Cai sữa ở 21 ngày tuổi: khối lượng cai sữa ~6,8 kg/con; khối lượng 133 ngày ~96,3 kg/con; lợn mẹ sẽ đạt ~2,41 lứa/nái/năm; số lợn con được sản xuất/năm cho 100 lợn nái ~2410 con/năm.
– Cai sữa ở 28 ngày tuổi: khối lượng cai sữa ~7,7 kg/con; khối lượng 133 ngày ~103,6 kg/con; lợn mẹ sẽ đạt ~2,31 lứa/nái/năm; số lợn con được sản xuất/năm cho 100 lợn nái ~2310 con/năm.
Như vậy, nếu là trại lợn bán ra con giống để nuôi lấy thịt thì nên áp dụng cai sữa ở 28 ngày tuổi, không nên cai sữa ở 21 ngày tuổi, và ngược lại.
Khoảng cách từ cai sữa đến phối giống có chửa: Chỉ tiêu này chủ yếu chịu tác động bởi 2 yếu tố: khoảng thời gian từ cai sữa đến lần phối giống kế tiếp, và, những “thất thoát” về sinh sản.
– Thời gian từ cai sữa đến lần phối giống kế tiếp: Về thực tế, khoảng thời gian này càng kéo dài, KCLĐ sẽ kéo dài theo. Vì vậy, chúng ta cần tìm cách giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ lợn nái chậm động dục lại sau cai sữa con. Đó là những trường hợp khoảng cách từ cai sữa đến lần phối giống kế tiếp dài quá 7 ngày (phạm vi: 5–10 ngày).
Kinh nghiệm cho thấy, có mối tương quan âm giữa mức ăn vào của lợn mẹ trong thời gian cho con bú với khoảng cách từ cai sữa đến lần phối giống kế tiếp. Đó là, nếu mức ăn vào của lợn mẹ (khi nuôi con) giảm, sẽ kéo dài khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục kế tiếp (thậm chí lợn mẹ chỉ kém ăn 4–5 ngày cũng đã ảnh hưởng).
Một kinh nghiệm nữa là sau khi tách con, nên cho lợn mẹ thường xuyên tiếp xúc với lợn đực, hoặc có thể tiêm PG600® nếu sau tách con 10 ngày mà chưa động dục lại (Can thiệp bằng PG600® cho lợn nái già ngay ngày cai sữa con cũng giúp tăng tỷ lệ động dục lại sau cai sữa 7 ngày).
– Những “thất thoát” về sinh sản: Mỗi một thất thoát về sinh sản đều làm cho KCLĐ bị kéo dài thêm, số ngày kéo dài này bị lãng phí một cách vô ích. Vi dụ: một lợn nái mới phối giống được 55 ngày thì bị sẩy thai. Như vậy, có nghĩa là phải 25 ngày sau nữa nó mới được phối giống lại (nếu cộng dồn, nó mất 80 ngày không sản xuất). Điều đó làm kéo dài KCLĐ thêm một khoảng thời gian gấp 4 lần so với một chu kỳ động dục khoảng 20 ngày.
3. Ảnh hưởng của khoảng cách lứa đẻ đến khả năng sản xuất
Để nhận biết ảnh hưởng của sự biến động của KCLĐ đến năng lực sản xuất ở một trang trại, nhất là số lứa đẻ/nái/năm, chúng ta tham khảo tiếp ví dụ sau.
Ví dụ 3: Giả sử tại một trang trại, số lợn con cai sữa/lứa đẻ được giữ ổn định là 10. Sự sai khác với hai KCLĐ khác nhau (ví dụ 151 và 158 ngày) sẽ là:
– Với khoảng cách lứa đẻ = 151 ngày.
Với KCLĐ này, số lứa đẻ/nái/năm sẽ là:
Số lứa đẻ/nái/năm = 365/151 = 2,417
Nếu ta nhân “Số lứa đẻ/nái/năm” với “Số lợn con cai sữa/lứa”, ta sẽ có 24,17 lợn con cai sữa/nái/năm.
– Với khoảng cách lứa đẻ = 158 ngày.
Với cách tính tương tự, ta có:
Số lứa đẻ/nái/năm = 365/158 = 2,31
Với cách tính tiếp như trên, ta có 23,1 lợn con cai sữa/nái/năm.
Trong trường hợp này, nếu tăng KCLĐ thêm 7 ngày, sẽ làm hụt đi 1,07 lợn con cai sữa/nái/năm. Nếu một trang trại có 500 nái, trong trường hợp này, sẽ bị hụt đi 535 lợn con cai sữa. Nói cách khác, hễ KCLĐ tăng thêm 1 ngày, sẽ hụt đi 76,5 lợn con cai sữa/năm.
Như vậy, KCLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất của một trang trại và chỉ tiêu này, cũng như chỉ tiêu tương ứng của nó (Số lứa đẻ/nái/năm) là những nhân tố cần được kiểm soát và theo dõi nhằm phát hiện và sớm dự báo những biến động để ngăn chặn những thay đổi hoặc những biến động trong trang trại chăn nuôi.
PGS. TS Nguyễn Tấn An
(sưu tầm và giới thiệu)
Anh” KCLĐ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của trại
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo con li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
- Sử dụng Protease được khuyến cáo có bổ sung hay không bổ sung Phytase
- Lựa chọn đúng giải pháp cho mycotoxin – Cuộc chiến giữa enzyme và chất hấp phụ độc tố nấm mốc
Tin mới nhất
T2,16/06/2025
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất