Bio-lactazyme - axit hữu cơ: Giải pháp thay thế kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trọng cho gia súc - gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bio-lactazyme – axit hữu cơ: Giải pháp thay thế kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trọng cho gia súc – gia cầm

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi đã bị hạn chế, kích thích tăng trọng bằng kháng sinh đã bị cấmnhằm ngăn ngừa sự hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc và dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm động vật. Do đó axit hữu cơ là giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả nhất vì 5 lý do chính sau đây:

     

     – Axit hữu cơ có tính tĩnh khuẩn và diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịchnêngiúp vật nuôiphòng bệnh rất tốt.

     

    – Axit hữu cơ giúp cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nhờ đógia súc-gia cầm mau lớn, hiệu quả kinh tế cao

     

    – Axit hữu cơ không  tồn dư trong thịt, trong trứng, nên rất an toàn cho người tiêu dùng

     

    – Axit hữu cơ không gây ra sự lờn thuốc như kháng sinh

     

    – Axit hữu cơ không phải là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

     

    1. HIỆU QUẢ CỦA AXIT HỮU CƠ TRÊN VI KHUẨN GÂY BỆNH

     

    Việc bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn có tác dụng có lợi đối với hiệu suất của gia súc, gia cầm bằng cách giảm vi khuẩn gây bệnh.

     

    Trên heo: Theo Tsiloyiannis V.K.,và cộng sự (2001) nghiên cứu trên 384 heo con cai sữa để đánh giá hiệu quả của axit hữu cơ trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Kết quả cho thấy ở các nhóm bổ sung axit hữu cơ đã giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảyvà tăng trọng tốt hơn so với nhóm đối chứng với P<0,05 Axit hữu cơ và đặc biệt là axit lactic là một công cụ hữu ích trong việc kiểm soát tiêu chảy ở heo con sau cai sữa.

     

    Trên gia cầm: Các nghiên cứu cho thấy bổ sung axit hữu cơ vào nước uống giúp giảm mầm bệnh trong nước, trong diều, tiền mề, tăng tiêu hóa thức ăn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng (Byrd et al. 2001).Các hỗn hợp axit hữu cơ được thí nghiệm ghi nhận hiệu quả cao hơn so với  kháng sinh Enramycin trong việc giảm E. coli Salmonella spp. trong đường ruột của gà (Hassan và cộng sự 2010). 

     

    Bổ sung axit hữu cơ vào nước uống cũng được thí nghiệm trên chim cút Nhật Bản, Res Zool  đã báo cáo rằng sự giảm đáng kể tổng số vi khuẩn trong manh tràng đã được ghi nhận ở cả hai nhóm chim cút được bổ sung bằng axit axetic và hỗn hợp axit hữu cơ với P<0,05.

     

    CƠ CHẾ DIỆT KHUẨN VÀ TĨNH KHUẨN CỦA AXIT HỮU CƠ

     

    (a) Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của axit hữu cơ gồm 3 tác động cộng hưởng sau đây:

     

    (1) Những axit hữu cơ không bị phân ly sẽ xâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn (pH=7),axit hữu cơ sẽ phân lybên trong tế bào vi khuẩn cho ra H+. Làm cho môi trường pH bên trong tế bào vi khuẩn giảm xuống, tạo ra môi trường không thuận lợi. Từ đó, vi khuẩn phản ứng lại bằng cách dùng cơ chế bơm ATPase để đẩy H+ ra khỏi tế bào, hoạt động này làm cho tế bào vi khuẩn bị mất nhiều năng lượng, sự sao chép cùa AND bị gián đoạn.

     

    (2) Mặt khác, khi pH trong tế bào vi khuẩn giảm xuống à sẽ ức chế quá trình đường phân (glycolysis) à làm cho tế bào vi khuẩn bị mất nguồn cung cấp năng lượng.

     

    (3) Khi xảy ra sự phân ly bên trong tế bào vi khuẩn, anion của axit hữu cơ không ra khỏi được tế bào à sẽ gây rối loạn sự thẩm thấu.

     

    Cả 3 yếu tố trên phối hợp lại làm cho vi khuẩn bị chết.

     

    (b) Cơ chế tĩnh khuẩn của axit hữu cơ:Các phân tử axit phân ly không thể thâm nhập vào bên trong tế bàovi khuẩn, mà chúng chỉ gây thiệt hại cho cấu trúc protein trên màng tế bàoà làm thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với các khoáng chất như natri và kalià làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Tĩnh khuẩn.

    AXIT HỮU CƠ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VI KHUẨN CÓ LỢI KHÔNG?

     

    Trong đường ruột tồn tại các nhóm vi khuẩn có lợi và vi  khuẩn gây bệnh, nếu duy trì ở trạng thái cân bằng thì thú sẽ khỏe mạnh.

     

    – Nhóm vi khuẩn có lợi là những vi khuẩn lên men sinh axit lactic như Lactobacillus, Bifidobacterium…Vi khuẩn có lợi sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn gây bệnh và ít nhạy cảm với sự thay đổi của pH trong đường ruột. pH thích hợp cho vi khuẩn có lợi là pH = 2-3.

     

    – Nhóm vi khuẩn gây bệnh là  E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens…pH thích hợp cho E.coli là ≥ 4. pH thích hợp cho Salmonella là ≥ 3,5. pH thích hợp cho Clostridium perfringens là ≥ 6

     

    Như vậy bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn hoặc nước uống sẽức chế những vi khuẩn gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển của  vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột à tăng cường sức kháng bệnh và phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi.

     

    2. AXIT HỮU CƠ LÀM TĂNG TIÊU HÓA VÀ HẤP THU THỨC ĂN

     

    Khi được bổ sung vào thức ăn, axit hữu cơ sẽ làm hoạt hóa pepsinogen à pepsin hoạt động à làm gia tăng tiêu hóa protein và những chất dinh dưỡng khác.Ngoài ra còn kích thích ruột tiết secretin và tiết nhiều axit mật à giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo tốt hơn.

     

    Các axit hữu cơ giúp tăng sức khỏe hệ vi nhung mao đường ruột à nhờ đó tăng hấp thu chất dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm tăng năng suất chăn nuôi, tăng tỷ lệ đẻ trứng.

     

    Một số kết quả thử nghiệm trên heo: Falkowski và Aherne đã chứng minh rằng tăng trọng bình quân/ngày (g) lớn hơn 4% đến 7% và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng được cải thiện từ 5%  đến 10% khi cung cấp axit fumaric hoặc citric cho heo cai sữa khi được 4 tuần tuổi.

    Zheji Li và cộng tác viên (2008), đã thực hiện thí nghiệm để so sánh hiệu quả của việc cho ăn axit hữu cơ và kháng sinh  ở heo cai sữa. Kết quả cho thấy trong giai đoạn sau cai sữa 4 tuần, heo được cho ăn axit hữu cơ hoặc kháng sinh có mức tăng trọng tốt hơn (P = 0,03) và hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn so với heo ở lô đối chứng (P=0,04).

     

    Trong một thí nghiệm khác gồm 24 con heo cai sữa  được phân thành bốn nhóm và nuôi riêng lẻ. Heo được cho ăn thức ăn đối chứng hoặc có bổ sung kháng sinh (100 ppm colistin sulfate, 50 ppm Kitasamycin cộng với 60 ppm Olaquindox), 0,5% hoặc 1% axit hữu cơ.

     

    Kết quả: Vào ngày 14, heo được cho ăn 0,5% và 1% axit hữu cơ có lượng lactobacilli (lợi khuẩn) ở tá tràng cao hơn so với lô đối chứng. Heo được cho ăn kháng sinh, hoặc 0,5% và 1% axit hữu cơ có xu hướng giảm số lượng vi khuẩn E. coli so với lô đối chứng.

     

    Kết luận: Việc cho ăn axit hữu cơ có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng của heo cai sữa, chủ yếu thông qua sự điều chỉnh quần thể vi sinh đường ruột mà không ảnh hưởng đến pH đường tiêu hóa.

     

    Thử nghiệm trên gia cầm: Cho thấy bổ sung axit sorbic 1,0% và axit citric 0,2% làm tăng đáng kể chiều rộng, chiều cao và diện tích vi nhung mao của tá tràng, không tràng và hồi tràng của gà con ở14 ngày tuổi (Kum và cộng tác viên 2010). Garciá và cộng tác viên. (2007) bổ sung axit formic (0,5% hoặc 1,0%) trong chế độ ăn của gà thịt đã cải thiện khả năng tiêu hóa của protein (72,5% và 73,5%) so với đối chứng (60,7%) và cải thiện FCR đáng kể (P<0,05).

     

    3. ẢNH HƯỞNG CỦA AXIT HỮU CƠ ĐẾN SẢN XUẤT TRỨNG

     

    Yesilbag và Çolpan (2006),  báo cáo rằng sản lượng trứng trung bình (18 tuần thử nghiệm) tăng nhẹ ở các nhóm thử nghiệm (91,03%, 90,94% và 91,30% đối với các nhóm hỗn hợp axit hữu cơ  (0,5%, 1,0% và 1,5%) so với nhóm đối chứng (85,76%)à tăng 5,18% – 5,54%. Sản lượng trứng  cao nhất trong nhóm thử nghiệm được bổ sung 1,5% axit hữu cơ.

     

    Đặc biệt ở độ tuổi từ 24 đến 28 tuần, việc sản xuất trứng của gà mái tăng nhanh hơn đáng kể trong các nhóm bổ sung axit hữu cơ trong chế độ ăn uống so với nhóm đối chứng.

     

    4. TÁC DỤNG CỦA AXIT HỮU CƠ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH

     

    Theo kết quả nghiên cứu của Kwang Yong Lee, In Ho Kim (2016), cho thấy ở thức ăn của heo nái có bổ sung 0,2% axit hữu cơ vi có bọc cung cấp khả năng tiêu hóa tốt hơn, nồng độ bạch cầu và tế bào lympho ở heo con cao hơn cũng như nồng độ miễn dịch IgG cao ở cả heo nái cho con bú và ở heo con so với lô đối chứng.

     

    Số lượng Lactobacillus trong phân tăng cao và nồng độ E. coli giảm đã được quan sát ở lô bổ sung axit hữu cơ ở heo nái đang cho con bú và hàm lượng E. coli đã giảm thấp ở heo con cai sữa. Ngoài ra, hàm lượng H2S trong phân cũng giảm 0,2%.

     

    Một số nghiên cứu khác đã chứng minh axit hữu cơ có thể kích thích phản ứng miễn dịch tự nhiên ở gia cầm. Lohakare và cộng tác viên (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của axit ascorbic  đến hiệu suất và khả năng miễn dịch của gà thịt thương phẩm đã  phát hiện hiệu giá kháng thể của bệnh Gumboro được đo lường sau khi tiêm ngừa cho thấy hiệu giá kháng thể cao hơn đáng kể trong nhóm có bổ sung axit ascorbic (0,2%).

     

    Houshmand và cộng tác viên (2012) phát hiện việc bổ sung axit hữu cơ vào chế độ ăn uống của gà thịt 21 ngày tuổi dẫn đến sự gia tăng đáng kể về hiệu giá kháng thể chống lại bệnh Newcastle.

     

    5. NHỮNG HIỆU QUẢ KHÁC CỦA AXIT HỮU CƠ

     

    – Axit hữu cơ làm gia tăng phospho hữu dụng trong bột bắp và đậu nành được làm thức ăn cho gà:

     

    + Sự hữu dụng của phospho được gia tăng nhờ sự hình thành các chelate giữa axit hữu cơ với canxi à làm gia tăng sự hòa tan của phytate-phosphorus à làm tăng sự thủy phân của phospho

     

    + Axit hữu cơ kích thích trao đổi chất của năng lượng bằng cách cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào biểu mô của đường ruột.

     

    + Một số axit hữu cơ như axit fumaric, axit citric là chất trung gian cho chu trình axit tricarboxylic và axit butyric là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào biểu mô đường ruột.

     

    Ngoài ra, axit hữu cơ còn là chất bảo quản hiệu quả giúp bảo vệ thức ăn chống lại sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc, nhờ đó chất lượng thức ăn được cải thiện khi dự trữvà góp phần tăng năng suất trong chăn nuôi.

     

    PGS.TS LÊ VĂN THỌ

    Cố vấn Kỹ thuật

    Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.