Bối cảnh di truyền có xu hướng làm suy yếu độ cứng vỏ trứng
Tiến trình di truyền giúp gà đẻ sản xuất nhiều trứng hơn mỗi năm. Trung bình, mục tiêu chọn giống ở từng thế hệ là + 0,5g trọng lượng trứng/con/ngày, tương đương với gà đẻ hiều hơn 3 quả! Vì vậy, yêu cầu hàm lượng canxi cho gà đẻ cao hơn, nhưng lượng thức ăn tiêu thụ không tăng lên (không tăng hoặc tăng ít lượng thức ăn tiêu thụ).
Ngoài ra, trọng lượng của trứng tăng lên 60% từ 18-76 tuần tuổi trong khi hàm lượng Canxi (thành phần chính của vỏ trứng) chỉ tăng 20%. Do đó, độ dày vỏ trứng giảm và dẫn đến tình trạng trứng bị vỡ và nứt (cùng với nguy cơ nội tại gây nhiễm khuẩn). Điều này liên quan đến sự giảm hấp thu và huy động Canxi khi độ tuổi của gà đẻ già hơn.
Theo Leeson 2012
Thành phần và quá trình tổng hợp của vỏ trứng:
Chuyển hóa Canxi là một bước vượt trội trong quá trình tổng hợp của vỏ trứng. Gà đẻ là loài vật nuôi xuất ra hàm lượng Ca cao nhất so với trọng lượng hơi. Một lứa đẻ, xuyên suốt toàn bộ vòng đời của nó, sản xuất 330 quả trứng với hàm lượng 2,3 g Ca trên mỗi quả trứng, tương ứng xuất 765g Ca (2,3g Ca trên mỗi trứng) và chúng tiêu thụ 1,53 kg Ca!
Vỏ trứng là một dạng gốm xốp với thành phần 95,1% tinh thể CaCO3, 3.3% lớp vỏ hữu cơ hình thành từ hỗn hợp protein và mucopolysaccharides, và 1.6% nước. CaCO3 có trong vỏ trứng được tổng hợp từ HCO3- và Ca2+ có trong máu. HCO3- cũng có thể được tổng hợp từ máu CO2 và H2O nhờ enzyme carbonic anhydras.
Quá trình hình thành trứng kéo dài từ 24 đến 27 tiếng, trong khi đó vỏ trứng hình thành chỉ trong 12 giờ! Cho nên, giai đoạn tổng hợp vỏ trứng là một giai đoạn vô cùng quan trọng.
Pontiplus, giải pháp của Idena nhằm gia tăng độ cứng của vỏ trứng và tăng số trứng thương phẩm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng: độ tuổi của gà, di truyền, thời kỳ thay lông, bệnh tật, nhiệt độ, mật độ trại nuôi và căng thẳng, thời kỳ thành dục và tình trạng cơ thể, chuồng nuôi và các thiết bị thu gom trứng, cũng như thức ăn và dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng động vật của IDENA khuyến nghị người chăn nuôi sử dụng Pontiplus như là một phụ gia để trộn vào thức ăn của gà đẻ từ 45 tuần tuổi cho đến cuối chu kỳ đẻ. Pontiplus là một hỗn hợp độc quyền, gồm:
– Nguồn muối Canxi có sẵn cao, giúp tăng cường vỏ ngoài và màng vỏ trứng. Muối Canxi này là tiền chất của proline và OH-proline, rất quan trọng cho việc hình thành màng vỏ. Đồng thời Muối Canxi cho sự gắn kết xương cao do đó làm tăng sức khỏe toàn diện của gà.
– Nguyên tố vi lượng đặc hiệu dạng Chelated, đây là những đồng yếu tố enzyme như carbonic anhydrase cho nên có vai trò hết sức quan trọng trong việc tác động lên quá trình tổng hợp vỏ trứng.
– Các chiết xuất thực vật đặc hiệu giúp kích thích gan sản xuất các đồng yếu tố hợp lực làm tăng độ dày vỏ trứng và tiền chất protein màng vỏ.
Nhờ tác dụng hiệp đồng của các thành phần, Pontiplus là một sản phẩm toàn diện tác động lên vỏ trứng cũng như màng bên trong của vỏ trứng, và giảm trứng loại thải (từ 25%-40% tùy theo các thử nghiệm khác nhau), tăng chất lượng đẻ (ít trứng vỡ hơn) và kéo dài thời gian đẻ trứng chất lượng của gà (thêm 8 tuần).
Đối với gà nâu, màu vỏ trứng cũng được cải thiện.
Để cho được kết quả như vậy,người chăn nuôi nên sử dụng Pontiplus với liều dùng như sau:
– Vào cuối thời kỳ đẻ, kết hợp liên tục vào thức ăn
> 45 tuần, trộn 0.2%
> 60 tuần, trộn 0.3%
> 70 tuần, trộn 0.4%
– Vào cuối thời kỳ đẻ trứng kết hợp liều đơn vào thức ăn
> 45 tuần đến cuối kỳ đẻ, trộn 0.3%
Biểu đồ 2: Hiệu quả của Pontiplus (0,2%) trên 78 000 gà giống Hy-LIne Brown tuần 83 và tuần 94 (thay lông: tuần 56 – tuần 62)
- trứng gà li>
- số trứng loại thải li> ul>
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
Tin mới nhất
T2,23/06/2025
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
- Thanh Hóa: Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y
- Zoetis và Megavet ra mắt Synovex®S: Bước đột phá nâng cao năng suất bò thịt Việt Nam
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Liên quan đến tích trữ Phosphorus trong xương
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất