Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá năng suất, chất lượng thịt của một tổ hợp gà lông màu lai 3 máu trên cơ sở sử dụng gà lai F1 (HxLP) và gà Mía. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lai kinh tế 3 máu đơn giản kết hợp với các phương pháp đánh giá năng suất và chất lượng thịt thông dụng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, gà lai 3 giống (Mía- Hồ- LP) phần lớn có màu lông vàng ở con mái, màu nâu thẫm ở con trống, trên 2/3 gà có mào cờ, 1/3 còn lại có mào nụ; chân, da gà có màu vàng rất giống với đàn gà nội, được thị trường ưa chuộng. Cơ thể gà chắc khoẻ, nhanh nhẹn; tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 91,7%. Ở 12 tuần tuổi, gà có khối lượng 1915 g. FCR là 2,83; PN là 80,45; tỷ lệ thân thịt là 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%; tỷ lệ thịt lườn là 22,86%; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt như giá trị pH; tỷ lệ mất nước sau chế biến của thịt gà, màu sắc thịt, độ dai của thịt đều tốt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng nhu cầu về gà thả vườn lông màu, trong những năm gần đây nước ta đã nhập một số giống gà lông màu có năng suất khá cao như gà Kabir, Sasso, Tam Hoàng, Lương Phượng… Trên cơ sở các giống gà hiện có, các nhà chăn nuôi đã sử dụng một số con trống nội như gà Hồ, Đông Tảo, Mía… lai với các giống gà trên để tạo con lai vừa có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, có thể chăn nuôi bán thâm canh theo qui mô vừa và nhỏ, chất lượng thịt thơm ngon gần với giống gà nội – đó là lai kinh tế. Phương pháp lai này đã được áp dụng từ lâu và rất thành công (Lasley, 1974). Lai kinh tế không những cho năng suất cao, chất lượng thịt tốt (Shelton và cs., 2006) mà còn chủ động về con giống, khi sử dụng 1 trong 2 giống gốc là giống địa phương. Trong những năm gần đây, các tác giả của bài báo này đã thành công trong việc tạo ra gà lai F1(Hồ- L P), nhưng chỉ dùng con lai để nuôi thương phẩm. Để giảm chi phí khi nhập con giống ngoại, gần đây các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp lai 3 giống, đó là dùng con trống của một giống mới lai với con mái F1 đã được tạo ra do lai kinh tế 2 giống từ trước đó. Gà Mía là một trong những giống gà nội rất nổi tiếng, có ngoại hình và mào cờ được thị trường ưa chuộng. Lai gà trống Mía với gà F 1 (Hồ-Lương Phượng) hy vọng sẽ cho ra con lai đáp ứng được nhu cầu sản xuất gà lông màu. Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, nghiên cứu này tiến hành đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai 3 giống Mía- Hồ-Lương Phượng.
2. V ẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Đàn gà broiler lai 3 giống được tạo ra từ công thức lai kinh tế giữa gà trống Mía với gà mái F 1(H – L P).
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại C ông ty giống gia cầm Hồng Thái – Việt Yên – Bắc G iang trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm Nuôi 150 con gà broiler 3 giống từ mới nở đến 12 tuần tuổi, đảm bảo đồng đều về khối lượng, giới tính, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng; thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Gà được chăm sóc theo phương thức bán công nghiệp và sử dụng thức ăn hỗn hợp, có giá trị dinh dưỡng theo quy định của Tiêu chuẩn ngành Chăn nuôi gia cầm.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Áp dụng các phương pháp thường quy trong chăn nuôi gia cầm với các chỉ tiêu nghiên cứu: đặc điểm ngoại hình; tỷ lệ nuôi sống; khả năng sản xuất thịt: tốc độ tăng trọng, tốc độ sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối, chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng (FCR); chất lượng thân thịt lúc 12 tuần tuổi và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt như độ pH, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc, độ dai của thịt.
Địa điểm phân tích: bộ môn Di truyền giống – Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, theo chương trình M initab 14 và E xcel.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Gà lai 3 giống lúc 1 ngày tuổi phần lớn có màu lông vàng, một số ít cá thể trên lưng có những sọc đen trắng. Khi trưởng thành, 60% gà có mào cờ, còn lại có mào nụ, chân, da có màu vàng. Cơ thể chắc khoẻ, nhanh nhẹ; con mái phần lớn có màu vàng, con trống có màu nâu thẫm… rất giống với đàn gà nội, được thị trường ưa chuộng.
3.2. Tỷ lệ nuôi sống
Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà lai gà lai 3 máu nuôi đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao, đạt 91,7%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu trên gà Sasso là 92,39% của tác giả Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1996), thấp hơn gà lai F1(Hồ- L P) là 95,33% theo công bố của tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010).
3.3. Khối lượng cơ thể gà lai 3 giống
Bảng 1 cho thấy, khối lượng cơ thể gà lai 3 giống tăng dần theo tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Từ 0 đến 4 tuần tuổi gà tăng trọng chậm, từ tuần thứ 5 gà tăng trọng nhanh hơn. Khối lượng gà ở 4, 8, 12 tuần tuổi lần lượt là 485/con; 1201g/con; 1915g/con. Tốc độ sinh trưởng và tăng trọng ở mỗi giai đoạn lại có sự thay đổi, kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi, khối lượng gà lai 3 giống là 1915g/con.
Kết quả nói trên tương đương với kết quả đã công bố của tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010), gà lai F 1(Hồ -LP) có khối lượng lúc 12 tuần tuổi là 1997g. Vũ Ngọc Sơn và cs (1999); Nguyễn Huy Đạt và Nguyễn Thành Đồng (2000): khối lượng cơ thể gà Lương Phượng ở 12 tuần tuổi đạt 2,0- 2,57kg/con. Theo tác giả Nguyễn Đang Vang và cs (1999), gà lai Đông Tảo x Tam Hoàng có khối lượng chỉ đạt 1683,95- 1646,8g, thấp hơn so với khối lượng trung bình của con lai trong thí nghiệm này từ 12- 13%.
3.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà lai 3 giống
Kết quả theo dõi cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của gà lai 3 giống tăng dần qua các tuần tuổi, cao nhất ở các tuần tuổi thứ 7 -12, trung bình là 71,56 g/con/ngày. Kết quả trên tương đương với kết quả nghiên cứu đã công bố của tác giả Đào Văn Khanh (2002): lượng thức ăn thu nhận của gà Lương Phượng là 77,7g đến 81,6g. 77,96g/con /n gày; th eo t ác giả Bùi Hữu Đoàn (2010), gà F 1(H – L P ) t h u nhận thức ăn trun g bìn h là 63,87g.
3.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)
Kết quả theo dõi cho thấy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (FCR) của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gà. Sau 12 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lai 3 máu là 2,83 kg. theo tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010), gà F 1(H -LP) có hiệu quả sử dụng thức ăn là 2,64 kg.
3.6. Chỉ số sản xuất (PN)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số PN của gà lai 3 giống 12 tuần tuổi tương đối cao, đạt đến 80,45.
3.7. Kết quả khảo sát chất lượng thân thịt gà
Tỷ lệ thân thịt của gà trống cao hơn gà mái; thịt đùi gà mái cao hơn gà trống nhưng không đáng kể (P>0,05); thịt lườn gà trống cao hơn gà mái (P<0,05). tỷ lệ thân thịt của gà lai khá cao: 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%. tỷ lệ thịt ngực là 22,86% (Bảng 2). T heo R icard và R ouvier (1967), tỷ lệ thân thịt của gà broiler từ 62,3- 65,6%. Smajic và cs (1978) cho biết tỷ lệ này là 71,03%. Kotula and Wang (1994) cũng cho biết gà lai có chất lượng cao và phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng (dẫn theo Phan Xuân Hảo, 2009)
Theo tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010), gà F 1 (H -LP) có tỷ lệ thân thịt trung bình trống mái là 70,03%; Lê Thị Nga (1997) cho biết, tỷ lệ thân thịt của 3 giống gà Đông Tảo, Jiangcun và con lai (Đông Tảo x Jiangcun) ở 12 tuần tuổi của tương ứng là 70,01%- 71,42%; 69,17%- 71,27%; 70,9- 72%. Tỷ lệ thịt đùi dao động từ 20,07- 22,7%. Kết quả phân tích thân thịt gà lai trong thí nghiệm này là tương đương với kết quả của tác giả đã nêu.
3.8. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gà
* Giá trị pH của thịt
pH thịt gà sau 24 giờ sau bảo quản ở cả thịt lườn và thịt đùi đều giảm đi đáng kể, do có sự phân giải yếm khí glycogen trong cơ, quá trình đó tạo ra axit lactic (Bảng 3).
Giá trị pH thịt đùi tại các thời điểm 15 phút và 24 giờ sau bảo quản đều lớn hơn giá trị pH thịt lườn ở cùng thời điểm do hàm lượng glycogen trong cơ đỏ ít hơn trong cơ trắng do đó sự phân giải yếm khí glycogen tạo ra axit lactic ở cơ đỏ thấp hơn cơ trắng.
Kết quả xác định ph15 và ph24 thịt cho thấy, thịt gà lai 3 máu có giỏ trị tương tự như của nhiều loại gà khác. Cụ thể, giá trị pH 15 và pH24 ở cơ ngực gà lai F1(W hite Lueyang x Arbor Acres) nuôi ở Trung Quốc là 6,53 và 6,05. T heo R icard và R ouvier (1967), tỷ lệ thân thịt của gà broiler từ 62,3- 65,6%. Smajic & cs. (1978) cho biết tỷ lệ này là 71,03%. Kotula và Wang, 1994 cũng cho biết gà lai có chất lượng cao và phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu trên gà Đông Tảo, Jiangcun và con lai (Đông Tảo x Jiangcun) ở 12 tuần tuổi của Lê Thị Nga (1997) cho biết, tỷ lệ thân thịt của 3 giống tương ứng là 70,01%- 71,42%; 69,17%- 71,27%; 70,9- 72%. Tỷ lệ thịt đùi dao động từ 20,07- 22,7%.
* Màu sắc thịt Kết quả nghiên cứu về màu sắc thịt đùi và thịt lườn của gà được thể hiện ở bảng 4.
Kết quả phân tích cho thấy, màu sắc thịt tại 48 giờ sau bảo quản đều giảm đi so với thời điểm 24 h, nguyên nhân là do trong quá trình bảo quản xảy ra sự phân giải yếm khí glycogen trong cơ làm cho protein bị biến tính, làm giảm cường độ, màu sắc của thịt.
Thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi, nguyên nhân là do cơ lườn chứa nhiều sợi cơ trắng hơn, cơ đùi có chứa nhiều sợi cơ đỏ hơn và cơ đùi vận động nhiều hơn cơ lườn nên màu của cơ đùi tối hơn. Độ đỏ, ®é vàng của thịt ë 48h đều giảm đi so với 24h.
Nếu phân loại chất lượng thị dựa vào màu sáng thịt (l), giá trị pH15 và pH24 cơ ngực theo tiêu chuẩn của Barbut & cs. (2005) (dẫn theo Phan Xuân Hảo (2009): thịt bình thường (chất lượng tốt): 46 < L < 63 và 5,7 < pH 24 < 6,1 thì thịt gà thí nghiệm tương đương với kết quả nghiên cứu trên thịt gà F1 (H -LP) đã công bố của tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010) và đạt chất lượng tốt.
Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt gà
Sau khi chế biến 48 h, thịt đùi gà lai 3 giống mất đi 18,62% nước, thịt lườn là 20, 13% (Bảng 5). Tỷ lệ mất nước chế biến và mất nước tổng của thịt gà là 17,9 – 19% và 21,92 – 22,65% (Schilling và cs, 2005); 19,23 và 19,22 (Tu và cs, 2005- dẫn theo Phan Xuân Hảo, 2009).
Độ dai sau bảo quản của thịt
Bảng 6 cho thấy, độ dai của thịt đùi ở tại thời điểm 24 giờ và 48 h của thịt gà lai 3 giống lần lượt là 3,06 và 2,87; tại thời điểm 48 giờ tương ứng của thịt lườn là 2,90 và 2,67 kg. Độ dai của thịt đùi luôn cao hơn thịt lườn. Kết quả nói trên tương đương với kết quả phân tích thịt gà F1 (Hồ- LP) của tác giả Bùi Hữu Đoàn (2010).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Gà lai 3 giống (Mía-Hồ-Lương Phượng) có đặc điểm và năng suất, chất lượng thịt như sau:
Lúc 1 ngày tuổi, phần lớn có màu lông vàng, một số ít cá thể trên lưng có những sọc đen trắng. Khi trưởng thành, 60% gà có mào cờ, còn lại có mào nụ, chân, da có màu vàng. Cơ thể chắc khoẻ, nhanh nhẹ; con mái phần lớn có màu vàng, con trống có màu nâu thẫm… rất giống với đàn gà nội, được thị trường ưa chuộng.
Tỷ lệ nuôi sống gà lai đến 12 tuần tuổi đạt 91,7%.
Ở 12 tuần tuổi, gà cú khối lượng 1915,49 g. Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình là 2,83 kg/kg tăng khối lượng; chỉ số sản xuất (PN) của con lai là 80,45.
Gà lai có tỷ lệ thân thịt là 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%; tỷ lệ thịt ngực là 22,86%.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt cña con lai như giá trị pH; tỷ lệ mất nước sau chế biến của thịt gà, màu sắc thịt, độ dai của thịt đều tốt.
4.2. Đề nghị
Đề nghị triển khai đưa tổ hợp lai 3 giống Mớa -Hồ- Lương Phượng vào sản xuất để cung cấp giống gà thịt thả vườn lông màu cho các nông hộ chăn nuôi.
Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- gà lương phượng li>
- gà hồ li>
- gà lai 3 máu li>
- chăn nuôi gà Mía li>
- nuôi gà lai li> ul>
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất