Anh Phạm Bình Nhưỡng (Ô Môn – Cần Thơ) đã có nhiều năm sống bằng nghề ấp trứng vịt. Theo anh để ấp trứng vịt thành công (tỷ lệ nở cao, ung ít, vịt con khỏe mạnh) cần chú ý những điểm sau:
1. Chọn trứng ấp
Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phấn hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn: vịt ta 62-58g, vịt Bắc Kinh 70-90g… Buồng khí phải ở đầu to của quả trứng, lòng đỏ có màu thẫm và di chuyển chậm, lòng trắng đặc, trong suốt, không có máu hoặc dị vật dính vào.
2. Bao gói, vận chuyển và bảo quản trứng ấp
Việc bao gói và vận chuyển đúng qui cách giảm dập vỏ, tăng tỷ lệ ấp nở. Trứng được bảo quản từ lúc ấp là 5-7 ngày, nhiệt độ 15-20oC, ẩm độ 65-75%.
3. Soi trứng và theo dõi vịt nở
Soi trứng lần thứ nhất: soi vào lúc 7-8 ngày sau khi ấp để loại bỏ những trứng không có phôi, chết phôi, trứng dập vỡ, rạn nứt còn sót lại. Trứng tốt mạch máu sẽ phát triển như mạng nhện; trứng không có phôi thì trắng tinh, không mạch máu; trứng chết phôi có vòng máu hoặc chấm đen.
Soi trứng lần thứ 2: 18 ngày sau khi ấp để loại bỏ trứng chết phôi, trứng thối, trứng có phôi phát triển yếu.
Theo dõi vịt nở: Chế độ ấp tốt vịt sẽ nở đúng 28 ngày, nở rộ và tập trung. Nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ cao vịt sẽ nở sớm và tỷ lệ chết cao; nhiệt độ thấp tỷ lệ chết cũng cao, nở chậm, kéo dài, lông xỉn; độ ẩm cao vịt nở ra nặng bụng và lông bẩn.
4. Nhiệt độ và ẩm độ tủ ấp
a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trứng trong pho: lúc bắt đầu vào lò là 37oC, từ 1-7 ngày là 36,5oC, 8-15 ngày 37,5-38oC, trứng ngả kép (16-20 ngày) 37,8oC, trứng ngả đơn (21-28 ngày) 38oC.
b. Ẩm độ: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 8 từ 60-65%; ngày thứ 9-23 từ 50-55%; ngày thứ 24-28 là 65-70%.
5. Phương pháp ấp trứng truyền hơi
Ấp trứng bằng phương pháp truyền hơi (không dùng trấu thóc nóng), sử dụng để ấp trứng mới. Trứng sau khi ấp được 5, 10 và 15 ngày thì tỏa nhiệt do phôi đã phát triển. Trứng đang ấp sẽ tiếp tục phát nhiệt, làm cho trứng mới vào ấp nóng lên đến nhiệt độ cần thiết (chú ý khi áp dụng phương pháp này cần phơi trứng ngoài nắng trước khi đưa vào ấp từ 20-30 phút; khi phơi không để trứng trực tiếp xuống sân gạch quá nóng, nên trải chiếu hoặc cót để tránh trứng bị chết phôi; khi phơi trứng cũng phải đảo liên tục để trứng nóng đều, phơi xong đem ấp ngay). Những ngày không có nắng nên hầm pho bằng cách đưa thóc nóng vào pho ủ từ 30-40 phút, khi pho đạt nhiệt độ 39-40oC thì lấy thóc ra, đưa trứng vào ngay.
6. Trình tự tiến hành kỹ thuật ấp trứng
Thông thường ấp trứng trong pho nóng với thời gian 16-18 ngày, nếu cho ấp 5 ngày một mẻ, thì trong pho đã có 3 mẻ trứng được ấp khoảng 5, 10 và 15 ngày. Như vậy đưa trứng mới vào ấp thì cần xếp lần lượt các mẻ như sau: trên cùng là mẻ đã ấp được 15 ngày, kế đến là mẻ 10 ngày, 5 ngày, cuối cùng là mẻ trứng mới vào. Sau 4-6 giờ phải đảo trứng một lần, chuyển trứng 15 ngày xuống dưới cùng, đưa trứng 10 ngày, 5 ngày, trứng mới lên theo thứ tự. Trứng được luân chuyển như vậy cho đến khi mẻ trứng lâu nhất là 18 ngày được chuyển ra pho lạnh, sau đó 2 ngày ta lại tiếp tục cho trứng mới vào.
Ở một số cơ sở nuôi vịt, pho ấp thường làm sàn nhiều tầng (từ 3-4 tầng), mỗi tầng cách nhau 25-30 cm, trên đó xếp các mẻ trứng có số ngày ấp cao hơn để trứng cũ truyền nhiệt cho trứng mới. Tùy thời tiết, nhiệt độ ngoài trời mỗi lớp trứng được xếp dày mỏng khác nhau. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao thì xếp trứng một lớp, còn trời lạnh thì xếp lên nhau 2-3 lớp để giữ nhiệt. Trong thời kỳ ấp trứng có thể đảo nhiều lần hơn, càng về sau càng tăng thêm số lần đảo trứng. Trứng được đảo nhiều lần thì tỷ lệ nở càng cao, đảo trứng làm từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, giữa ra rìa và ngược lại.
KS.Lê Minh
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi vịt li>
- ấp trứng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Các nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát aflatoxin trong ngô
- Bệnh sán lá gan trên bò sữa
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Dinh dưỡng bổ sung trong thời gian theo mẹ để mang lại lợi ích dài hạn
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Bảng tính giá thành chăn nuôi lợn thịt quy mô 200 con
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- 6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
- Kỹ thuật vỗ béo bò mang lại lợi nhuận cao
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Vịt nhà mình khi nở ra thì lông xấu, bết lại, thưa và bụng k hết cuống rốn và cuống rốn bị khô. Mình không biết làm sai ở chỗ nào. Mình không hiểu lí do tại sao cả, Mình mong muốn được giải đáp lỗi sai trong quy trình làm và được chia sẻ quá trình làm trứng để nở được con vịt đẹp ạ. Mình cảm ơn