Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2)

     

    3. Chọn giống

     

    Chọn gà một ngày tuổi. Chọn những gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Loại bỏ những gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt, bết lông.

    Kỹ thuật nuôi gà sao thịt (phần 2)

    4. Nhiệt độ

     

    Gà con rất cần ấm bởi nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.

    Bảng 1: Nhiệt độ

    Ngày tuổi

    Nhiệt độ
    trong quây (0C)

    Nhiệt độ 
    trong chuồng (0C)

    1-3

    30-31

    28-29

    4-7

    29-30

    27-28

    8-14

    28-29

    26-27

    15-21

    26-27

    24-26

    22-28

    24-26

    22-24

    > 28

    23-24

    20-22

     

    Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu,… ở vùng sâu vùng xa.

     

    Dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.

     

    Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:

     

    – Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.

     

    – Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

     

    – Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi.

     

    – Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.

     

    5. Ẩm độ

     

    Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối 50 – 60% là phù hợp với gà sao, tuy nhiên ở Việt Nam độ ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều, nên có thể để ẩm độ ở 60 – 70%. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà Sao con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước.

     

    6. Mật độ nuôi

     

    1 – 7 tuần tuổi: 10-15 con/m2

     

    8 – 20 tuần tuổi: 5-6 con/m2

     

    7. Ánh sáng

     

    Ánh sáng đối với gà sao rất quan trọng vì chúng hay hoảng sợ trước những bất lợi của môi trường. Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 đến 3 tuần đầu, từ 4 đến 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Sau 4 tuần có thể thả gà ra sân chơi giúp gà tăng cường vận động, cơ săn chắc.

     

    8. Nước uống

     

    Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu pha vào nước 5g đường gluco + 1 gram vitamin C/lít nước. Hàng ngày thay nước 2- 3 lần, để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào. Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2-3 giờ mới cho thức ăn.

     

    9. Yêu cầu dinh dưỡng của gà sao nuôi thịt

     

    Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý cho gia cầm phát triển đòi hỏi mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt. Giai đoạn nuôi gà Sao lấy thịt được chia làm 3 giai đoạn.

     

    Bảng 2: Yêu cầu dinh dưỡng nuôi gà sao lấy thịt

    Chỉ tiêu

    0 – 4 tuần

    5 – 8 tuần

    9 tuần – giết thịt

    Năng lượng kcal/kg TĂ

    3000

    3100

    3200

    Protein (%)

    22

    20

    18

    Can xi (%)

    1,2

    1,0

    0,9

    Phốt pho (%)

    0,7 – 0,75

    0,65 – 0,7

    0,6 – 0,65

    Lizin (%)

    1,35

    1,15

    0,95

    Methionin (%)

    0,45 – 0,5

    0,4 – 0,45

    0,4 – 0,43

     

    Gà nuôi thịt thì được ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt) cho đến khi giết thịt.

     

    Thức ăn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi. Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, Premix vitamin, khoáng vi lượng. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.

     

    10. Cắt cánh

     

    Sau khi nở, cần cắt cánh gà sao lúc 01 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chỉ cần cắt một cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chỗ cắt.

     

    Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên chuồng trại phải có lưới phủ trên, tránh gà bay ra ngoài.

     

    11. Quy trình thú y phòng bệnh cho gà sao thịt

     

    Ngày tuổi

    Loại Vắc- xin, thuốc

    Phòng bệnh

    Cách dùng

    1 – 4

    Dùng một trong các loại thuốc sau Octamix, Gentadox, Genta costrim

    Bệnh đường ruột

    Cho uống

    3 – 8

    Thuốc Nistatin

    Bệnh nấm phổi

    Cho uống

    7

    Vắc-xin đậu

    Bệnh đậu

    Chủng dưới da cánh

    10

    Vắc-xin Niu- cát- Xơn và viêm phế quản truyền nhiễm

    Bệnh Niu- cát- xơn và viêm phế quản truyền nhiễm

    Nhỏ mắt, mũi

    12-15

    Thuốc Tylosin hoặc Tiamulin 100mg

    Bệnhhen (CRD)

    Cho uống

    20-24

    Dùng một trong các thuốc sau: esb3, Vetpro

    Baycox

    Cầu trùng

    Cho uống

    25

    Vắc-xin Niu- cát- xơn và viêm phế quản truyền nhiễm

    Bệnh Niu- cát-xơn và viêm phế quản truyền nhiễm

    Nhỏ mắt, mũi

    25-28

    Dùng một trong các thuốc sau: esb3, Vetpro

    Baycox

    Cầu trùng

    Cho uống

    45

    Vắc-xin Niu- cát- xơn hệ I

    Niu- cát- xơn

    Tiêm dưới da

     

    Nguyễn Duy Điều 

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    1 Comment

    1. Lê Hằng

      Xin địa chỉ mua giống gà sao nội hoặc giống gà sao nhập, đời cao, ít lai tạp để nuôi thử nghiệm và nhân giống. Xin cảm ơn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.