Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi: Chọn lọc và quản lý tốt đàn lợn cái hậu bị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi: Chọn lọc và quản lý tốt đàn lợn cái hậu bị

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lợn nái hậu bị là bộ mặt của trang trại trong tương lai và năng suất của lợn nái quyết định đến hiệu quả của người chăn nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi phải lựa chọn con giống trước khi quyết định mua và đưa vào sử dụng làm nái.

     

    Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi: Chọn lọc và quản lý tốt đàn lợn cái hậu bịChọn lọc và quản lý tốt đàn lợn cái hậu bị để có năng suất sinh cao

     

    Mục tiêu

     

    – Lựa chọn được những lợn cái tốt nhất nuôi hậu bị, thay thế đàn.

     

    – Chăn nuôi đàn nái hậu bị phù hợp với các giai đoạn phát triển.

     

    Chọn lọc cái hậu bị

     

    Nguyên tắc khi lựa chọn:

     

    – Nguồn lựa chọn (nguồn nhập, theo thứ tự ưu tiên) như sau:

     

    + Tốt nhất từ nguồn sinh ra của trang trại mình.

     

    + Trại sản xuất giống uy tín, được kiểm tra chặt chẽ về nguồn gốc, dịch bệnh và thú y.

     

    + Bất đắc dĩ mới mua ở các trang trại khác. Khi mua ở trang trại này phải thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm dịch.

     

    Khi lựa chọn một lợn hậu bị phải căn cứ vào: nguồn gốc, bản thân và đời sau. Ở lợn hậu bị, khi chọn, ngoài căn cứ vào bố mẹ (ít chú ý đến ông bà) đặc biệt chú ý đến các tính trạng của bản thân con lợn đó.

     

    – Căn cứ vào tổ tiên: Khi căn cứ vào tổ tiên tức là căn cứ vào bố mẹ của cá thể đó. Dựa vào hệ số di truyền của các tính trạng để làm căn cứ lựa chọn. Hệ số này khác nhau ở các tính trạng không giống nhau, hệ số di truyền cao, mức độ di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cao và ngược lại. 

     

    – Khi chọn các tính trạng của bản thân phải chú ý:

     

    + Heo phải phát triển phù hợp với tháng tuổi của mình.

     

    + Vú phát triển đều, đẹp, không có vú kẹ, vú lặn vào trong.

     

    + Không chọn những lợn quá béo hoặc quá gầy. Chọn những con chân chắc chắn.

     

    + Âm hộ phát triển đẹp, độ lớn của âm hộ phù hợp với các bộ phận khác của cơ thể.

     

    + Không chọn lợn quá béo, chậm chạp, chân nhỏ, yếu hoặc chân quá thẳng. Chọn những cá thể khỏe mạnh, chắc chắn, phát triển bình thường, thân hình dài, cân đối.

     

    Khi chọn lợn hậu bị, có thể chọn từ khi lợn được sinh ra cho đến lúc đưa vào phối giống. Trong suốt quá trình này, người chăn nuôi căn cứ vào kế hoạch về số lượng nái cần bổ sung, nái loại thải hằng tháng, hằng quý, hằng năm để đưa ra số lượng lợn hậu bị cần chọn. Người chăn nuôi có thể tuyển chọn theo các thời điểm khác nhau, mỗi thời điểm có những yêu cầu cụ thể, phù hợp với giai đoạn phát triển của lợn.

     

    – Tuyển chọn lần một ở giai đoạn bú sữa: Số con cần tuyển chọn phải gấp ít nhất 2 – 3 lần so với yêu cầu.

     

    – Tuyển chọn lần hai: Lợn đã chọn qua lần một, nuôi đến 5 – 6 tháng tuổi đưa vào tuyển chọn lần hai.

     

    – Tuyển chọn lần ba – lần cuối cùng và chuẩn bị cho phối giống.

     

    Ngoại hình lợn hậu bị

     

    – Nếu là lợn thuần, ngoại hình của lợn phải thể hiện đặc trưng của giống.

     

    – Lợn không quá béo, quá gầy; lợn nhanh nhẹn, chắc chắn. Cơ thể cao, dài, khỏe mạnh, cân đối giữa các bộ phận. Da, lông mượt, bóng; bốn chân to, khỏe, đi lại chắc chắn.

     

    – Lợn phải có 6 – 7 đôi vú trở lên, vị trí vú cân đôi theo cặp hoặc so le, không có vú kẹ, vú lép hoặc không có núm vú.

     

    – Âm hộ phát triển đều, cân đối với các phần khác của cơ thể.

     

    Kế hoạch sử dụng hậu bị

     

    Việc tuyển chọn và đưa hậu bị vào trại nuôi từ 2 – 3 tháng trước khi có kế hoạch phối giống. Vì vậy, lợn hậu bị được chọn đưa vào trại khi đạt 5 – 6 tháng tuổi và được phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Số lượng hậu bị đưa vào nuôi phụ thuộc vào số lượng nái phát triển, phụ thuộc vào tỷ lệ nái loại thải hằng tháng, hằng quý, hằng năm.

     

    Thông thường, thời gian sử dụng nái trong 3 năm, trong khoảng thời gian này nái sinh được 7 – 8 lứa, tỷ lệ loại thải (thay đàn) của nái sinh sản khoảng 35 – 40%; tỷ lệ đàn hậu bị đưa vào sử dụng là 90%. Vì vậy, số lượng hậu bị sẵn sàng cho việc bổ sung thay thế đàn khoảng 35 – 40% số lượng nái trong trại. Nếu tính bình quân, hàng tháng phải nhập hậu bị để bổ sung cho đàn khoảng 3 – 4% tổng số nái trong trại. Như vậy, số lượng lợn hậu bị nhập về nuôi trước khi phối giống 2 – 3 tháng chiếm khoảng 10% số lượng nái có trong đàn. Thông thường vào những tháng nóng, lợn động dục chậm. Vì vậy số lợn hậu bị nhập vào nuôi tăng khoảng 20 – 30%.

     

    Nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi: Chọn lọc và quản lý tốt đàn lợn cái hậu bịKhi lựa chọn một lợn hậu bị phải căn cứ vào: nguồn gốc, bản thân và đời sau

     

    Quản lý đàn hậu bị

     

    Quản lý theo tháng sau khi nhập lợn

     

    – Một tháng sau khi lợn nhập về

     

    + Đây là giai đoạn phát triển của lợn hậu bị, lợn đang được nuôi tại khu cách ly. Vì vậy, phải cung cấp đầy đủ về dinh dưỡng cả chất lượng, số lượng. Hạn chế tối đa những tác động xấu, những stress do môi trường mới, di chuyển.

     

    + Gắn bảng tên theo nhóm, chuồng hoặc thời gian nhập về.

     

    + Khử trùng, tiêm thuốc kháng sinh (nếu cần thiết), diệt ký sinh trùng sau một tuần lợn nhập vào trại.

     

    + Do stress khi di chuyển và tác động của môi trường mới, lợn có thể động dục lần đầu. Người chăn nuôi, hàng ngày phải ghi chép cụ thể những hành vi, biểu hiện của lợn.

     

    + Từ 160 đến 170 ngày tuổi (lợn hậu bị nhập vào trại lúc 150 ngày tuổi), cho lợn hậu bị tiếp cận với đực giống mỗi ngày hai lần, mỗi lần cho đực trực tiếp vào chuồng hậu bị từ 3 – 7 phút.

     

    – Hai tháng sau khi lợn nhập

     

    + Quan sát thể trạng và điều chỉnh thể trạng thông qua dinh dưỡng.

     

    + Nếu ở giai đoạn này lợn chưa có biểu hiện động dục, phải tăng cường cho chúng tiếp xúc với lợn đực.

     

    + Nếu phát hiện lợn động dục lần đầu, đến lần động dục sau cho lợn tiếp cận với đực giống trước 3 – 4 ngày, nhằm hỗ trợ lên giống lần hai của lợn tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

     

    + Hoàn thành tiêm các loại vắcxin phòng dịch. Các loại vắcxin được tiêm phòng dịch theo quy định của nhà nước và điều kiện của từng trại.

     

    – Ba tháng sau khi lợn nhập

     

    + Đây là giai đoạn chuẩn bị cho lợn phối giống. Vì vậy, phải quan sát theo dõi thường xuyên, những cá thể gầy, yếu phải bổ sung thêm thức ăn. Ngược lại, những cá thể mập, béo phải hạn chế lượng thức ăn.

     

    + Trước khi phối giống hai tuần, lợn được ăn bằng thức ăn của nái nuôi con, khoảng 3 kg/ngày.

     

    + Trường hợp lợn là con lai F1, vào 210 – 230 ngày tuổi và lợn thuần vào 230 – 250 ngày tuổi, khối lượng của lợn đạt 130 – 140 kg, nếu lợn động dục cho phối giống. Tiến hành phối giống ở lần động dục thứ 3 hoặc 4. Nếu ở giai đoạn này lợn chưa động dục lần nào cần can thiệp bằng liệu pháp hócmôn (nhưng rất hạn chế và cá biệt).

     

    + Trong khoảng thời gian 2 tuần trước khi phối giống, tiến hành diệt ký sinh trùng trong toàn đàn.

     

    + Trước khi đến chu kỳ động dục tiếp theo 3 – 4 ngày, cho lợn hậu bị tiếp xúc nhiều hơn với đực để kích thích, tăng cường sự động dục và rụng trứng.

     

    Có thể tóm gọn ba giai đoạn quản lý lợn hậu bị theo bảng trên.

     

    Cách ly và nhập đàn của hậu bị

     

    – Lợn hậu bị khi mới mua về dù từ nguồn nào đều phải cách ly với đàn lợn của trại. Cách ly là biện pháp kiểm dịch trong chăn nuôi. Số hậu bị này được nuôi trong trại cách ly đã được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Trại cách ly cách xa khu vực chăn nuôi tối thiểu 50m và cần áp dụng nguyên tắc cùng vào, cùng ra. Lợn cần được tiêm kháng sinh hoặc bổ sung kháng sinh vào thức ăn (tất nhiên chỉ sử dụng kháng sinh theo quy đinh).

     

    – Hậu bị được nhập vào trại trước khi phối giống 2 – 3 tháng, thời gian này giúp cho lợn thích nghi dần với điều kiện, môi trường sống mới.

     

    – Để lợn ổn định và được kiểm tra dịch bệnh, thời gian cách ly tối thiểu hai tuần.

     

    – Sau 20 – 30 ngày cách ly (nếu lợn khỏe mạnh, nguồn nhập đảm bảo có thể chỉ hai tuần), cho hậu bị tiếp xúc dần với đàn lợn của trại. Quá trình tiếp xúc phải dần dần, trước hết có thể cho hậu bị tiếp xúc với một lượng phân của nái rạ trong trại. Sau đó, cho tiếp xúc trực tiếp với lợn nái loại thải hoặc lợn thịt choai bằng cách thả hậu bị vào các ổ của chuồng nái, lợn thịt trong trại, tất nhiên không nhốt chung. Trong quá trình tiếp xúc môi trường mới, lợn hậu bị sẽ hình thành các kháng thể và miễn dịch với các bệnh vốn có trong trang trại và thích ứng tốt với điều kiện sống.

     

    Theo dõi động dục và phối giống

     

    Lợn 5-6 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt 90kg trở lên bắt đầu có biểu hiện động dục, biểu hiện động dục của lợn mang tính chu kỳ. Khi lợn có biểu hiện động dục, rụng trứng, chứng tỏ lợn đã thành thục về tính.

     

    – Dấu hiệu lợn biểu hiện động dục

     

    + Trước khi động dục 1- 2 ngày âm hộ sưng,hồng đỏ, dịch nhờn chảy ra, lợn có biểu hiện ăn kém, hành vi khác thường, kêu la hoặc đứng ì, nhảy lên con khác,…

     

    + Trước lúc rụng trứng 24 giờ, lợn các biểu hiện trên rõ ràng hơn, lợn đứng im, chịu đực hoặc cho lợn khác nhảy lên lưng, nếu có người tác động vào mông, lưng, lợn ì ra,…

     

    + Thời gian biểu hiện động dục của lợn khoảng 2 – 3 ngày, ở nái sinh sản biểu hiện rõ hơn và thời gian kéo dài hơn.

     

    – Những yếu tố tác động đến tuổi động dục và biểu hiện động dục.

     

    + Giống khác nhau (yếu tố di truyền) thời gian thành thục về tính khác nhau, thế hệ lai thường có biểu hiện sớm hơn dòng thuần khoảng 3 – 4 tuần. Trong cùng một giống, khối lượng cơ thể cá thể nào cao hơn thường động dục sớm hơn,…

     

    + Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc (thức ăn, vận động, nhốt chung hoặc riêng…) ảnh hưởng rất lớn đến tuổi động dục, biểu hiện động dục;

     

    + Thời gian tiếp xúc với đực giống nhiều hay ít cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi, thời gian động dục và biểu hiện động dục.

     

    + Thời tiết, khí hậu, di chuyển và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian động dục và biểu hiện động dục ở lợn.

     

    + Gầy, béo, dịch, bệnh, kháng sinh, hóc môn đều tác động đến quá trình động dục và biểu hiện động dục của lợn.

     

    – Chu kỳ động dục và thời kỳ phối giống

     

    + Chu kỳ động dục của lợn trung bình 21 ngày, dao động 19 – 23 ngày.

     

    + Thời gian kéo dài động dục của lợn 2-3 ngày, tất nhiên có thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, điều kiện thời tiết, khí hậu,…

     

    + Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, lần đầu tiên động dục (chu kỳ động dục đầu tiên) ở lợn có khoảng 8-10 trứng rụng, đến chu kỳ thứ 3 trở lên, số lượng trứng rụng sẽ nhiều hơn, ổn định hơn, khoảng 12-14 trứng trở lên. Vì thế, sau khi lợn động dục lần đầu tiên người chăn nuôi không cho phối giống, đến chu kỳ động dục thứ 3-4 mới cho phối. Lúc này trứng rụng nhiều hơn, kết quả thụ thai cao hơn và về sau lợn mẹ nuôi con tốt hơn.

     

    Quản lý tốt đàn hậu bị từ khâu chọn lọc đến nhập đàn cùng các điều kiện chuồng nuôi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian tiếp xúc với đực giống, phát hiện động dục, ghi chép đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tối ưu hóa năng suất, tuổi khai thác đàn lợn giống về sau. Làm được như vậy người chăn nuôi sẽ nâng cao được năng suất, hiệu quả chăn nuôi sẽ cao.

     

    PGS – TS. Hoàng Kim Giao

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.