[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH) đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh. Đặc biệt là tạo ra thực phẩm sạch cho xã hội.
Nuôi lợn bằng men ủ sinh học giúp lợn mau lớn, ít bệnh
Chuẩn bị đệm lót sinh học
Độ dày của ĐLSH thay đổi theo mùa, mùa hè 40 – 60 cm, mùa đông 60 – 90 cm. Độ dày của ĐLSH giảm dần do lợn giẫm lên trong quá trình di chuyển, nên khi làm mới thường tăng thêm khoảng 20%.
Chất độn làm ĐLSH là một số loại mùn bột nhỏ như mùn cưa; trấu, vỏ hạt bông, lạc, thân cây bông, lõi ngô, thân cây ngô nghiền kết hợp với trấu. Để chuẩn bị cho chuồng lợn có diện tích 20 m2, độ dày của ĐLSH khoảng 60 cm, phải chuẩn bị 200 lít dung dịch lên men, 5 kg bột ngũ cốc.
Dung dịch lên men trước 1 – 2 ngày, cho 1 kg men gốc, 10 kg bột ngũ cốc, thêm 200 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín, để chỗ ấm 24 giờ, mùa đông có khi kéo dài đến 48 giờ. Sau đó, lấy khoảng 2 lít dung dịch lên men đã được chuẩn bị trộn ẩm, đều sau đó để chỗ ấm. Sau 5 – 7 giờ, rải lớp trấu dày khoảng 30 cm, dùng vòi phun mưa, cào đều đến khi độ ẩm đạt khoảng 40%, tưới đều 100 lít dung dịch men.
Tiếp tục dải 30 cm bột mùn, phun nước sạch đến khi đạt độ ẩm 20%, rải đều bột ngũ cốc lên bề mặt của lớp bột mùn. Tưới đều 100 lít dung dịch lên men còn lại lên bề mặt. Làm phẳng toàn bộ lớp mặt mùn cưa, phủ bạt kín. Sau vài ngày, dưới độ 30 cm lớp đệm lót có nhiệt độ khoảng 400C, có mùi thơm nhẹ của rượu, bỏ lớp bạt, cào nhẹ lớp bề mặt khoảng 20 cm, khoảng 1 ngày sau thì thả lợn vào.
Phương pháp lên men ướt
Thường sử dụng cám ngô và cám gạo lên men làm thức ăn cho lợn. Để lên men 100 kg cám ngô và cám gạo thực hiện như sau: Lấy 0,5 kg men, 4 kg cám ngô hòa vào trong thùng đựng 100 lít nước sạch, khuấy đều trong 1 giờ. Trộn đều cám ngô còn lại và cám gạo, từ từ cho đến hết, thấy nước hơi ngập mặt cám là được. Khi đổ cám vào thùng, không đổ đầy, để cám cách miệng thùng khoảng 15 – 20 cm, tránh sau khi lên men thức ăn bị đầy, nổi lên trên và tràn ra ngoài. Để hở miệng thùng sau 4 – 5 giờ thì đậy kín. Nhiệt độ trên 300C, thời gian lên men khoảng 24 giờ, nhiệt độ dưới 300C thời gian lên men khoảng 24 – 28 giờ, khi thức ăn chua nhẹ, thơm nhẹ là được.
Vào mùa hè, thức ăn sau khi ủ men vi sinh chỉ nên cho lợn ăn trong khoảng 2 ngày. Trong quá trình sử dụng hạn chế mở nắp thùng, tránh hiện tượng thức ăn bị nhiễm nấm.
Phương pháp lên men khô ẩm
Đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, chỉ sử dụng được các loại cám, bột để làm thức ăn lên men. Để lên men 100 kg cám ngô, gạo thực hiện như sau. Lấy 0,5 kg men vi sinh và 2 kg cám ngô hòa vào thùng chứa 40 – 45 lít nước, 10 – 15 phút khuấy đều 1 lần, trong 1 giờ. Trộn đều cám ngô và cám gạo, tưới đều nước men lên, trộn cho đến khi cám ẩm đều. Xúc vào thùng hoặc bao ni lon, không nén chặt, để hở miệng 5 – 6 giờ thì đậy kín miệng. Nhiệt độ trên 300C, thời gian lên men khoảng 24 – 36 giờ; nhiệt độ dưới 300C, thời gian lên men khoảng 36 – 48 giờ. Chú ý khi lên men không sử dụng bao nilon, thùng bị thủng, hạn chế mở miệng bao, nắp thùng, tránh thức ăn bị nấm mốc.
Phương pháp sử dụng thức ăn
Sử dụng thức ăn lên men vi sinh trộn thêm thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để lợn tăng trọng nhanh hơn. Chọn loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 45%. Chỉ trộn thức ăn lên men với thức ăn công nghiệp trước khi cho ăn. Sau khi trộn có thể để nguyên dạng khô hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng để cho lợn ăn, tùy vào thói quen.
Thành phần phối trộn thức ăn ủ men với thức ăn công nghiệp thay đổi theo kiểu lên men, giống lợn và giai đoạn phát triển.
Lợn lai F1
Lợn trọng lượng dưới 15 kg: Phối trộn với tỷ lệ 1 phần thức công nghiệp với 4 – 5 phần thức ăn lên men ướt hoặc 4 – 5 phần thức ăn lên men khô. Cho ăn với lượng 0,7 – 1,1 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men ướt; 0,5 – 0,8 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 16 – 30 kg: Phối trộn tỷ lệ 1 phần thức ăn công nghiệp với 6 – 7 phần thức ăn lên men ướt hoặc 5 – 6 phần thức ăn lên men khô. Cho ăn 1,2 – 1,7 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men ướt; 0,8 – 1,2 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 31 – 60 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 7 – 8 phần thức ăn lên men ướt và 6 – 7 phần thức ăn lên men khô.
Cho ăn với lượng 1,7 – 3,4 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men ướt và 1,7 – 2,3 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng trên 61 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 9 phần thức ăn lên men ướt hoặc 8 phần thức ăn lên men khô.
Lượng thức ăn 3,4 – 4 kg/ con/ ngày với thức ăn lên men ướt; 2,3 – 3 kg/con/ngày với lượng thức ăn lên men khô.
Lợn siêu nạc
Lợn trọng lượng dưới 15 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 4 – 5 phần thức ăn lên men ướt hoặc 3 – 4 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 16 – 30 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 5 – 6 phần thức ăn lên men ướt hoặc 4 – 5 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng 31 – 60 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 6 – 7 phần thức ăn lên men ướt hoặc 5 – 6 phần thức ăn lên men khô.
Lợn có trọng lượng trên 61 kg: Phối trộn 1 phần thức ăn công nghiệp với 8 phần thức ăn lên men ướt hoặc 7,5 phần thức ăn lên men khô.
Lượng thức ăn tương tự như lợn lai F1.
Kiên Cường
- men ủ vi sinh li>
- đệm lót sinh học li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
- Gỡ khó cho ngành gia cầm, đặt mục tiêu phát triển đến 2045
- Tryptophan – Vai trò và chức năng trên gà đẻ
- Sử dụng Protease được khuyến cáo có bổ sung hay không bổ sung Phytase
- Lựa chọn đúng giải pháp cho mycotoxin – Cuộc chiến giữa enzyme và chất hấp phụ độc tố nấm mốc
Tin mới nhất
T2,16/06/2025
- Cẩm Xuyên loay hoay dập dịch tả lợn châu Phi
- Nghệ An tiếp nhận 100 con bò giống từ Hà Nội
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở ngoại thành Hà Nội
- Ngành chăn nuôi ở Quảng Nam phát triển theo hướng an toàn thực phẩm
- Giống vịt CT1234 lớn nhanh, ít bệnh tật
- Công nghệ tiên tiến thu hồi phân bón Struvite chất lượng cao từ nước thải chăn nuôi lợn
- Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2025 sụt giảm
- Kế hoạch của ngành chăn nuôi lợn Achentina năm 2025 và lộ trình đến năm 2032
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- [Tuyển dụng] Key Account Manager – South Vietnam
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
cho hỏi phân heo sử lí như thế nào ( giả sử nếu heo bị tiêu chảy )