Selenium: Từ vô cơ độc hại đến hữu cơ đầy dinh dưỡng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Selenium: Từ vô cơ độc hại đến hữu cơ đầy dinh dưỡng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Selenium (Se) là một nguyên tố vi khoáng quan trọng trong dinh dưỡng động vật. Được phát hiện bởi nhà vật lý người Thụy Điển là Berzelius vào 200 năm trước, Selenium đã dần thu hút sự chú ý của những nhà dinh dưỡng học trong ngành chăn nuôi.

     

    200 năm lịch sử

     

    Trong những ngày đầu tiên nghiên cứu về Selenium, nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho rằng Selenium có liên quan đến nhiều vấn đề trong chăn nuôi, và có nhiều nghi ngờ về sự cần thiết của nguyên tố này. Đến những năm 1930, Selenium được coi là có độc tố trong chăn nuôi, dẫn đến việc bài trừ áp dụng Selenium vào chăn nuôi.

     

    Đến năm 1957, hai nhà nghiên cứu Schwarz và Foltz đã chứng nhận sự cần thiết của Selenium trong dinh dưỡng. Từ đó, những nghiên cứu tiếp theo đã chỉ ra rằng Selenium là một chất chống ô xy hóa tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển, sinh sản, và giảm stress trong chăn nuôi hiện đại. Ngoài ra, Selenium giúp giải quyết vấn đề về rỉ nước trong thịt, giúp tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Vậy từ đâu mà một vi khoáng từng bị coi là độc hại, lại trở nên cần thiết trong chăn nuôi?

     

    Dạng của Selenium sẽ quyết định chất lượng

     

    Trong ba thập kỷ gần đây, những nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu đã chỉ ra rằng, dạng thức của Selenium sẽ quyết định giá trị dinh dưỡng của vi khoáng này. Ở dạng thức vô cơ, Selenium có thể coi là độc hại với con người và vật nuôi. Từ năm 1974, cơ quan quản lý FDA của Hoa Kỳ đã chứng nhận việc sử dụng Selenium dưới dạng Selenate và Selenite vào dinh dưỡng. Và từ đó, những vấn đề về sử dụng Selenium vô cơ trong chăn nuôi đã được chú ý.

     

    Trong nguồn nguyên liệu thức ăn, các nguyên tố vi khoáng vô cơ sẽ có những tương tác cùng các nguyên liệu khác nhau, khiến việc kiểm soát là vô cùng khó khan. Selenium vô cơ có thể sẽ tương tác với axit, dẫn đến  mất tác dụng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, dạng thức natri selenite có thể bị mất dưới dạng hơi sau khi chuyển đổi thành một hình thức dễ bay hơi, và tính hiệu quả cũng bị giảm đáng kể.

     

    Do vậy, dạng thức của Selenium được xem như điểm quyết định cho chất lượng của việc bổ sung loại vi khoáng đặc biệt này cho vật nuôi. Khi khái niệm Vi khoáng hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu, việc áp dụng Selenium hữu cơ trong chăn nuôi đã rất được chú trọng. Nhiều dạng thức Selenium hữu cơ đã được đưa vào ngành chăn nuôi, và từ đó, Selenium đã trở lại với vai trò thiết yếu của mình.

    Selenium hữu cơ

     

    Cuộc đua Selenium hữu cơ

     

    Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm Selenium đã được đưa vào ngành chăn nuôi. Mục tiêu chung của các nhà chăn nuôi là giúp vật nuôi lưu trữ càng nhiều Selenium trong cơ thể càng tốt, nhằm chống lại stress và nâng cao hiệu quả.

     

    Một số loại Selenium hữu cơ như SeMet, Zn-SeMet, OH-Semet,… hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các hỗn hợp premix. Trong ngành chăn nuôi hiện tại, Selenium là một Vi khoáng thiết yếu, và các nhà sản xuất đang chú trọng và đưa ra nhiều dạng thức khác nhau nhằm thu hút người chăn nuôi.

     

    Một dạng thức Selenium hữu cơ đang nhận được sự quan tâm của các nhà chăn nuôi là Selenium nấm men. Những công nghệ nuôi cấy nấm men Selenium hiện tại là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp động vật hấp thu và lưu trữ Selenium trong cơ thể nhằm đối phó với những vấn đề trong chăn nuôi hiện tại. Tại Nhật Bản, một đất nước có những quy định khắc khe hàng đầu về chăn nuôi, chỉ phê chuẩn duy nhất 1 loại Selenium dạng thức nấm men là nguồn cung cấp Selenium trong nông nghiệp. Do đó có thể thấy, Selenium nấm men đang rất được các nước phát triển quan tâm.

    Selenium hữu cơ và nấm men có thể là lời giải cho bài toán nâng cao  năng suất.

     

    Tổng kết

     

    Trong 200 năm kể từ ngày được phát hiện, Selenium đã trải qua nhiều thăm trầm trong ngành nông nghiệp. Từ bị xem là mang nhiều độc tính, Selenium đang được sử dụng như một giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả chăn nuôi, chống rỉ nước thịt, và gia năng năng suất sinh sản. Dạng thức Selenium hữu cơ và nấm men đang thu hút nhiều sự chú ý, và với nhiều nhà chăn nuôi, đây có thể là lời giải cho bài toán nâng cao  năng suất.

     

    HỒ KHOA

    Công ty Alltech Việt Nam

    5 Comments

    1. Nguyễn Ngọc

      Selen hữu cơ giá sao ạ?

    2. Bùi Thúy An

      Anh Ngọc vui lòng cho em xin email hoặc email cho em để có thông tin sản phẩm và giá tốt nhất ạ. Xin cảm ơn!

    3. Vũ Đức Chí

      Tôi muốn xin giá để mua hàng. Cảm ơn.

    4. Hoàng Văn Sinh

      Tôi muống mua sản phẩm này thì liên hệ thế nào

      • Trần Ngân

        Mời quý độc giả liên hệ với Công ty Alltech Việt Nam – Mr Khoa (091 797 8919).

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.