Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Viêm dạ tổ ong do ngoại vật trên trâu, bò

    Bệnh viêm dạ tổ ong trên trâu, bò thường phát ra trên thú trưởng thành do việc lấy thức ăn nhanh không chọn lựa thức ăn của thú ăn cỏ. Các ngoại vật sắc nhọn như đinh, kẽm gai, dây sắt cột rơm, mảnh chai theo thức ăn vào dạ cỏ và qua dạ tổ ong gây xây sát dạ tổ ong từ đó gây viêm nhiễm.

     

     

    Cách sinh bệnh

     

    Do trâu, bò phải lấy thức ăn lượng khá lớn để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng do đó khi lấy thức ăn nhanh, nuốt nhanh thức ăn xuống dạ cỏ làm ngoại vật dễ vào đường tiêu hóa mà thú không biết. Do thể tích dạ cỏ lớn ngoại vật ít làm xây xát không làm viêm dạ cỏ. Trong dạ cỏ ngoại vật có tỷ trọng cao chìm xuống đáy và theo thức ăn chuyển từ dạ cỏ sang dạ tổ ong, đây là dạ thấp nhất và ở phía trước nhất của dạ 4 túi. Do dạ tổ ong có cấu tạo những gờ lục giác ngoại vật bị giữ lại. Ngoại vật như đinh lớn, mảnh kẽm gai,….tiếp xúc gây xây xát dạ tổ ong từ đó làm vi sinh vật có sẵn ở đường tiêu hóa gây viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Những ngoại vật kích thước lớn, dài có thể chọc thủng dạ tổ ong gây viêm xoang bụng, viêm cơ hoành, viêm màng ngoài tim, hoặc viêm xoang ngực.

    Triệu chứng

     

    Bệnh phát ra tương đối đột ngột sau khi thú ăn phải ngoại vật 1 ngày đã có triệu chứng như thú đi đứng chậm chạp, không muốn đi chạy, Thú thường giảm ăn, bỏ ăn, quá trình nhai lại giảm, nhu động ruột giảm kèm theo mất nước do sốt, phân thường bón.

     

    Thú đau vùng bụng, tiếng kêu có vẻ đau đớn, hay dùng đuôi quất bụng, đầu ngó xuống bụng, lấy chân gãi vùng bụng, thú ngại đi xuống dốc, thú ngại đi vòng tròn hướng tay trái.

     

    Thú thở nhanh do sốt, thở thể ngực và thở cạn

     

    Một vài trường hợp do độc tố của vi khuẩn xuống ruột gây viêm ruột và tiêu chảy

     

    Thú thường chết sau 4 – 7 ngày do nhiễm trùng nặng.

     

    Chẩn đoán

     

    Thú có cảm giác đau vùng bụng khi khám ấn tay vùng dạ tổ ong.

     

    Thú có phản ứng đau khi dẫn thú đi xuống dốc hay đi vòng bên trái.

     

    Nếu có điều kiện, có thể chẩn đoán bằng máy dò kim loại để phát hiện ngoại vật bằng kim loại trong dạ tổ ong, chụp X quang.

     

    Điều trị

     

    Bệnh chỉ điều trị khi ngoại vật ở dạ tổ ong chưa đâm thủng dạ tổ ong lan ra xoang bụng và ngực, thường chỉ điều trị ở thú làm giống. Nếu dạ tổ ong đã thủng thì loại thải bán thịt. Để điều trị trước hết phải lấy ngoại vật ra bằng phương pháp mổ dạ cỏ sau đó điều trị chăm sóc hậu phẫu tốt với kháng sinh như Streptomycine + Penicilline, Chlortetrasol,… trợ sức với B complex, C. Cấp nước bằng Glucose 5%. Hàng ngày cho ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa và ít thức ăn thô xanh, tránh ăn nhiều, sau khi vết mổ lành dần mới tăng dần thức ăn lên. Khoảng sau 1 tháng thì cho ăn bình thường.

     

    Phòng ngừa

     

    Không cho thú ăn ngoài bãi cỏ khi quá đói mà phải cho ăn ít cỏ để lót dạ trước khi thả ra bãi chăn.

     

    Dọn dẹp đồng cỏ, loại bỏ kim loại, mảnh chai trên đồng cỏ.

     

    Có thể dùng nam châm đường kính 2 cm, dài 7-10 cm có những rãnh dọc đặt vào dạ cỏ, thanh nam châm sẽ hút ngoại vật kim loại ở dạ cỏ không để ngoại vật vào dạ tổ ong.

     

    TN – Khuyến nông TPHCM

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.