Bệnh cảm nắng, cảm nóng ở gia súc và biện pháp phòng trị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh cảm nắng, cảm nóng ở gia súc và biện pháp phòng trị

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mùa hè đang đến gần, thời tiết thường nắng nóng oi bức, nhiệt độ môi trường lên cao cản trở quá trình thải nhiệt của gia súc, đồng thời nắng nóng chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng, cảm nóng.

    Bệnh cảm nắng, cảm nóng ở gia súc và biện pháp phòng trịCác bệnh này thường gặp ở những gia súc chăn thả, gia súc quá béo, mang thai, đặc biệt thường xảy ra đối với trâu, bò.

     

    Nguyên nhân gây bệnh cảm nắng, cảm nóng

     

    • Do gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng to và ít gió,ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt vùng đầu cổ gây ra cảm nắng.
    • Do gia súc quá béo hoặc ngay sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng.
    • Do nuôi nhốt gia súc ngoài trời nắng, chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật trội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi, bức, không khí nóng ẩm, ít gió không lưu thông làm cản trở quá trình thải nhiệt của cơ thể gây ra cảm nóng.
    • Gia súc mang thai, quá béo hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra cảm nóng.

     

    Triệu chứng

     

    a. Triệu chứng khi bò bị cảm nắng

     

    Giai đoạn đầu: Khi bệnh mới phát:

     

    • Con vật có biểu hiện choáng váng, đi đứng siêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.
    • Con vật sốt cao 40 – 41,5 0C,
    • kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.

     

    Giai đoạn sau: Bệnh tiến triển nặng hơn.

     

    • Bệnh súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.
    • Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết.
    • Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.

     

    b. Triệu chứng khi bị cảm nóng

     

    Giai đoạn đầu:

     

    • Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.
    • Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.

     

    Giai đoạn sau:

     

    • Con vật rất khó thở, hóp bụng để thở.
    • Con vật có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.
    • Con vật điên cuồng, hôn mê, co giật rồi chết,
    • Khi chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.

     

    Phòng và trị bệnh cảm nắng, cảm nóng

     

    a. Nguyên tắc

     

    • Tìm mọi biện pháp tăng cường thải nhiệt cho cơ thể.
    • Phục hồi và duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp.
    • Tăng cường các biện pháp trợ sức, trợ lực cho con vật.

     

    b. Một số biện pháp và bài thuốc phòng trị cảm nắng, cảm nóng

     

    • Khi đang vận chuyển hoặc nuôi nhốt quá chật trội, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi ở khu vực có nhiều bóng mát, giảm mật độ nuôi nhốt, bố trí mái che và tăng cường làm mát. Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho con vật nghỉ ngơi ngay, đưa vào nơi thoáng mát, yên tĩnh.
    • Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm con vật sốc, choáng.
    • Đối với những trường hợp nặng có thể dùng khăn mát hoặc nước đá chườm ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 – 1,5 giờ sau có thể tắm cho con vật. Chú ý: không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật gây hiện tượng sốc, choáng và có thể gây chết.

     

    Tăng cường nước uống cho con vật: Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để cho con vật uống nước như sau:

     

    + Cho uống nước mát, tốt nhất dùng một lượng muối khoảng 01 thìa cà phê/10 lít nước cho uống

     

    + Dùng 0,5 –1 kg lá rau má giã nhỏ cùng 20 – 30 gr muối tinh (01 thìa cà phê) sau đó hòa 1 – 2 lít nước cho con vật uống, bã rau má có thể cho con vật ăn trực tiếp hoặc tiếp tục hòa nước cho con vật uống.

     

    + Dùng 0,2 – 0,5 kg cây diếp cá giã nhỏ cùng 20 – 30gr muối tinh (1 thìa cà phê) hòa cùng 1– 2 lít nước cho con vật uống trực tiếp.

     

    + Dùng 100 – 200 gr bột sắn dây với 2 – 3 lít nước hòa nước cho con vật uống trực tiếp hoặc dùng 100 – 200 gr hạt đỗđen rang đun nước cho uống 2 – 3lít/lần, uống 2 – 3 lần/ngày.

     

    + Dùng thuốc, chất điện giải cho con vật: ở những nơi có điều kiện, tiện việc dùng thuốc hoặc có thuốc dự phòng trên đường vận chuyển dùng ngay các loại thuốc điện giải như Han-Lytevit C, Ulytevit C, Vitamin C, ADE Bcom lex, đường Gluco,…

     

    • Đối với những con vật sốt cao cần chú ý tiêm thuốc hạ sốt Anagin C, GluKC naming.
    • Dùng Atropin để chống co giật, cafein để điều hoà hoạt động tim mạch.
    • Những con nôn mửa, vã nhiều mồ hôi cần truyền dung dịch đường Glucose 5% hoặc dung dịch Ringerlactat với liều lượng tuỳ theo mức độ mất nước.

     

    Ngoài ra cần chú ý:

     

    + Vào những ngày nhiệt độ môi trường tăng quá cao, không nên cho gia súc ăn quá no (nhất là gia súc mang thai), tắm mát cho gia súc bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương, xịt nước lên mái chuồng và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống cho con vật.

     

    + Mật độ nuôi nhốt, vận chuyển nên vừa phải, tốt nhất nên vận chuyển vào lúc trời mát, khi vận chuyển nên mang dự phòng các chất điện giải (như Ulytevit C) để hòa nước cho con vật uống.

     

    + Đồng thời chú ý thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, chế độ làm việc, vệ sinh thú y trong những ngày nắng nóng, kịp thời xử lý ngay khi phát hiện con vật có biểu hiện bệnh.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.