Hiện nay, thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh mắt… Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đậu gà.
Đậu gà là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Gà mắc bệnh ăn uống kém và là nguyên nhân sinh ra các bệnh khác, làm bệnh trở nên nặng hơn, có thể làm gà bị chết. Để giúp người chăn nuôi nhận biết, phòng trị bệnh hiệu quả, xin nêu ra một số vấn đề sau:
Triệu chứng:
Gà bị bệnh thường ở 1 trong 2 thể sau:
– Thể ngoài da: Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông như mào, mép, xung quanh mắt… và đôi khi ở cả chân, hậu môn, phần da bên trong cánh. Mụn ở khóe mắt làm cho gà viêm kết mạc mắt, không mở mắt được gây khó nhìn. Nếu ở khóe miệng làm gà khó lấy thức ăn.
Mụn đậu mới xuất hiện là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vẩy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại sẹo. Gà mắc ở thể này có thể vẫn ăn uống bình thường.
– Thể niêm mạc (màng giả, thường xảy ra ở gà con): Trong niêm mạc, hầu họng, khoé miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng hoặc vàng, khi gạt lớp màng đi để lại các nốt loét màu đỏ ở tầng niêm mạc. Gà khó thở, ăn uống kém, từ miệng chảy ra chất nhờn lẫn mủ và màng giả.
Đôi khi gà bị cả hai thể kết hợp làm bệnh tiến triển nhanh hơn và dễ chết hơn.
Phòng bệnh:
– Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà, bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Bổ sung thường xuyên các loại vitamin, chất khoáng, điện giải… để tăng cường sức đề kháng cho gà.
– Hằng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống… tránh gió lùa, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
– Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu chăn nuôi (ít nhất 1 tuần/lần) để tiêu diệt mầm bệnh.
– Dùng vaccin phòng bệnh cho gà từ 7-10 ngày tuổi.
Pha viên vaccin đông khô vào dung dịch pha vaccin hoặc dung dịch nước sinh lý 0,9%, lắc đều, dùng kim khâu hoặc ngòi bút nhúng ngập, sau đó chích vào vùng dưới da mỏng của mặt trong cánh gà.
Bệnh đậu gà thường lây truyền từ muỗi và các loài côn trùng ký sinh khác khi di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ kia, chẳng hạn như bét đỏ (red mite). Nó cũng có thể lây lan trong bầy từ con mang mầm bệnh sang con lành hay từ gà đã khỏi bệnh truyền virus (qua không khí) hay gián tiếp qua thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm nơi gà bệnh truyền sang. Virus đậu gà có thể chịu đựng tốt trong điều kiện khô ráo và có thể tồn tại trong môi trường từ nhiều tháng cho đến cả năm qua những vảy khô và vụn lông gà.
Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm.
Các mụn đậu ngoài da thì dùng bông thấm nước muối pha loãng rửa sạch, rồi bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%, ngày 1-2 lần, bôi liên tục 3-4 ngày. Nếu mụn quá to thì dùng dao sắc gọt cắt, sau đó bôi thuốc. Nếu gà bị đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt (sử dụng thuốc nhỏ mắt của người). Dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxycol, Genta- costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Ngoài ra, dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho gà như B Complex, vitamin C, đặc biệt là vitamin A… pha thuốc vào nước cho gà uống trong quá trình điều trị.
BSTY Hoàng Thị Nguyệt (Trạm Thú y Nam Sách)
Theo Chăn nuôi Việt Nam
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- Các nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát aflatoxin trong ngô
- Bệnh sán lá gan trên bò sữa
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Dinh dưỡng bổ sung trong thời gian theo mẹ để mang lại lợi ích dài hạn
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Bảng tính giá thành chăn nuôi lợn thịt quy mô 200 con
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- 6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
- Kỹ thuật vỗ béo bò mang lại lợi nhuận cao
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất