Cách làm chuồng trại nuôi lợn rừng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thái Bình, Yên Bái 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Vĩnh Long 61.000 đ/kg
    •  
  • Cách làm chuồng trại nuôi lợn rừng
    Lợn rừng là loài vật sống hoang dã, nhưng hiện đã được nhiều người nuôi thuần hóa, đem lại thu nhập cao. Song để nuôi được lợn rừng, người dân cần biết cách xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống giúp đàn lợn sinh trưởng tốt và cho thịt thương phẩm đạt chất lượng cao. Sau đây là một số kỹ thuật cần thiết cho việc xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng:
     
    dt_281220121653_img_5815
     
    Nguyên vật liệu: Người chăn nuôi lợn rừng có thể dùng các loại vật liệu như gạch, tre, gỗ hoặc đổ cột bê tông và quây lưới thép B40 để làm chuồng nuôi.
     
    Địa điểm xây chuồng: Chọn những nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, bảo đảm chuồng nuôi luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Xây chuồng lợn rừng nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, để tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng nuôi.
     
    Kiểu chuồng nuôi lợn hậu bị và sinh sản: Kiểu chuồng bán tự nhiên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, có thể kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế bảo đảm vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, hạn chế các tác động của môi trường xung quanh. Người nuôi nên dùng lưới thép B40 và trụ đỡ bằng sắt hoặc cọc bê tông quây thành các ô nuôi, mỗi ô khoảng 300m2, các trụ đỡ cách nhau khoảng 1,5m; chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới thép B40 bằng bê tông, chốt chặt bằng cọc sắt sâu khoảng 30cm để hạn chế khả năng đào hang của lợn rừng, chiều cao của lưới thép B40 tính từ nền chuồng là khoảng 1,5m. Mỗi ô nuôi lợn rừng xây một nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi lợn rừng vào trú; nền chuồng có thể láng xi măng và đổ cát, nên tôn cao hơn xung quanh 20-30cm để tránh bị đọng nước, đồng thời lót rơm hoặc cỏ khô giảm trơn trượt. Đặc biệt, chuồng nuôi phải đào hoặc xây các hố nước, bùn nông, gần nguồn nước vì lợn rừng thích đằm mình làm mát và hay uống nước.
     
    Kiểu chuồng nuôi lợn đẻ: Chuồng lợn đẻ cũng được quây lưới thép B40 giống như chuồng hậu bị và sinh sản, song do mật độ 1 con/ô nên diện tích chuồng khoảng 30-35m2. Một điểm đáng lưu ý nữa là do mắt lưới thép B40 tương đối to so với kích thước lợn con nên xung quanh lưới B40 từ dưới đất lên 20cm bảo đảm phải được rào kỹ hoặc được nẹp bằng các thanh tre, gỗ, tránh cho lợn con mắc kẹt tại đó. Bên trong ô nuôi lợn đẻ có một nhà nhỏ 6-8m2 với rơm khô, cành cây hoặc lá khô, để lợn tự làm ổ; ổ đẻ cần bảo đảm cao ráo và tránh ẩm ướt, phía bên ngoài có cửa để nhốt lợn bên trong khi trời mưa, gió lạnh, toàn bộ diện tích còn lại bên ngoài để làm sân chơi cho lợn con trong điều kiện sống bán thiên nhiên.
     
    Máng ăn, máng uống: Được thiết kế cố định tại phía đầu chuồng và là nơi thấp nhất, giúp việc dọn dẹp thuận lợi, bảo đảm vệ sinh; máng ăn, máng uống cần có độ cao thích hợp từ 12 đến 20cm; chiều dài là 1,8-2m, đáy máng rộng 20-30cm.
     
     
    Phúc Bản
    (Theo Hà Nội Mới)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Trần Thế Tuyên
  • Sđt mình: 0913463234.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.