Tóm tắt
Sử dụng các loại thuốc sát trùng trong quá trình chăn nuôi gia cầm luôn là phương pháp an toàn sinh học cần thiết và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc sát trùng thông thường hiện nay không có khả năng tiêu diệt noãn nang cầu trùng.
Ảnh minh họa
Xử lý noãn nang cầu trùng với 5 loại thuốc sát trùng Virkon 1%, Javen 5%, Omnicide 0,8%, Andekol 0,5% and Iod 1% trong vòng 4 giờ, sau 7 ngày tỷ lệ noãn nang hình thành bào tử rất cao, trong khoảng 60% đến 90%. Noãn nang được ngâm hoàn toàn trong thuốc sát trùng Virkon, Omnicide và Andekol trong 7 ngày vẫn có tỷ lệ hình thành bào tử cao, lần luợt là 64, 55 và 49%. Javen và Iod cho thấy khả năng ức chế noãn nang tốt, khi tỷ lệ hình thành bào tử sau 7 ngày đều dưới 20%.
Đặt vấn đề
Khi nhắc tới ngành chăn nuôi gia cầm, không thể không nhắc tới bệnh do đơn bào Eimeria spp. gây ra. Bệnh nguy hiểm không chỉ vì mức độ phổ biến ở các trại chăn nuôi, mà còn do thiệt hại bệnh gây ra không dễ dàng nhận thấy, tuy không gây chết nhanh chóng nhưng làm giảm đáng kể khối lượng gia cầm, dẫn tới giảm năng suất, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Hơn nữa, gà nhiễm bệnh có khả năng thải noãn nang trực tiếp ra ngoài môi trường và phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm, vì vậy công tác vệ sinh chăn nuôi và khử trùng sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc phòng ngừa bệnh. Để tiêu diệt noãn nang, quá trình xử lý nhiệt yêu cầu nhiệt độ 70-80ºC, khiến điều này không thể thực hiện được với quy mô sản xuất lớn, hay không phù hợp với khả năng của nhiều trại chăn nuôi (Chroustová và ctv, 1987).
Các loại thuốc sát trùng hiện nay sử dụng với mục đích là để tiêu diệt các loại mầm bệnh nói chung như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, tác động của những loại thuốc này lên noãn nang cầu trùng vẫn còn chưa được đánh giá một cách chính xác. Do đặc điểm của noãn nang có lớp vỏ dày, kết cấu bền vững bao bên ngoài nên có khả năng đề kháng với nhiều loại thuốc sát trùng, hạn chế sự xâm nhập của thuốc vào trong noãn nang. Thí nghiệm này được tiến hành để đánh giá tác động tới noãn nang cầu trùng của một số loại thuốc sát trùng thông thường được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi hiện nay, nhằm tìm ra loại thuốc phù hợp để giảm thiểu mầm bệnh ngoài môi trường, cải thiện hiệu quả phòng chống bệnh cầu trùng.
KẾT LUẬN
Xử lý noãn nang cầu trùng với 3 loại thuốc sát trùng Virkon 1%, Omnicide 0.8%, Andekol 0.5% trong vòng 4 giờ hoặc sau 7 ngày, tỷ lệ noãn nang hình thành bào tử rất cao. Trong khi đó, Javen và Iod cho thấy khả năng ức chếnoãn nang tốt, khi tỷ lệ hình thành bào tử sau 7 ngày đều <20%. Việc tăng số lần khử trùng và sử dụng kết hợp Javen, Iod với các hợp chất khác sẽ là những phương hướng nghiên cứu tiếp theo để tăng cường khả năng ngăn ngừa sự phát triển của noãn nang cầu trùng.
Nhóm tác giả: Bùi Khánh Linh1*, Trần Thị Chi1, Công Hà My1, Vũ Hoài Nam1, Nguyễn Thị Tình1, Bùi Thị Huyền Thương1, Phạm Thu Hương1 và Lê Thị Lan Anh1
1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Tác giả liên hệ: TS. Bùi Khánh Linh. Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tel: 0888945599. Email: [email protected]
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 9.2020 (http://hoichannuoi.vn/tap-chi-khkt-chan-nuoi-so-thang-92020.html).
Liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.36290621
Fax: 024.38691511
E – mail: [email protected]
- thuốc sát trùng li>
- noãn nang cầu trùng gà li> ul>
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,01/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất