Nhiệt độ nóng làm gà đẻ trứng kém ăn cùng với việc giảm năng xuất trứng cũng như khối lượng trứng, đối với gà nuôi thịt thì giảm trọng và tỷ lệ nuôi sống thấp, do vậy để hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhiệt độ nóng, khi cho ăn cần chú ý một số điểm sau:
Ảnh: Trang trại nuôi gà
– Cho ăn riêng canxi: Điều này giúp tăng đáng kể lượng thức ăn ăn vào cũng như mức canxi tiêu thụ, đồng thời giúp cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.
– Nhiệt cơ thể tăng 7-12% sau 2 giờ cho ăn và trao đổi chất của thức ăn ăn vào làm tăng phần lớn nhiệt độ cơ thể. Vì vậy nên cho gà ăn vào lúc mát ban đêm và nghỉ vào ban ngày.
– Cung cấp thoải mái nước mát và sạch. Tăng lượng nước cũng như máng uống. Đường ống dẫn nước và bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt vì nước mát sẽ giúp cho gà hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể.
– Thay thế năng lượng trong thức ăn bằng năng lượng của chất béo là một cách để hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn xấp xỉ 30% so với chất béo.
– Chuồng trại: Mái nhà phản chiếu hoặc có tấm chống nóng dưới mái là những phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả. Bốc hơi làm lạnh, phun sương cho gà rất có lợi ngay cả trường hợp khí hậu ẩm.
Ảnh: Mô hình nuôi gà thả vườn
– Giảm mật độ gà góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn.
– Thêm vào nước uống 0.25% muối làm tăng lượng nước uống vào và cũng có ích cho đàn gà.
– Bổ sung thêm vitamin C với liều 200 ppm vào nước uống.
– Hiện tượng thở gấp làm mất CO2 và carbon có liên quan tới thải photpho. Vì vậy thêm muối carbonat vào thức ăn và nước uống là rất cần thiết ở nhiệt độ cao.
– Bổ sung thêm D,L- làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn trong điều kiện nóng.
P.V
(Theo Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia)
- người chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li> ul>
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
Tin mới nhất
T6,29/09/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2023
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Ý thức hộ chăn nuôi chưa cao, dịch bệnh dễ tái phát
- Tình hình chăn nuôi tháng 9.2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất