Nghiên cứu khử hoạt tính mycotoxin trên lợn trong quá trình phơi nhiễm mãn tính - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nghiên cứu khử hoạt tính mycotoxin trên lợn trong quá trình phơi nhiễm mãn tính

    Cách đây hơn một thế kỷ, các nhà bệnh lý học thực vật ở Châu Âu và Hoa Kỳ đã phát hiện mối liên kết bệnh rụng lá ở lúa mì với việc phơi nhiễm Fusarium graminearum (F. graminearum), sản sinh ra deoxynivalenol (DON) và Nivalenol (NIV). F. graminearum là một mầm bệnh thực vật gây ra sự tàn lụi ngọn fusarium, một bệnh tàn phá lúa mì và lúa mạch.

     

    Mầm bệnh này gây ra tổn thất hàng tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Nhiễm F. graminearum làm thay đổi thành phần axit amin của lúa mì, kết quả là hạt nhân bị héo và gây ô nhiễm hạt còn lại với mycotoxins, chủ yếu là DON – ức chế sinh tổng hợp protein – và zearalenone. Trong Chiến tranh thế giới II, tiêu thụ ngũ cốc được lưu trữ tránh mùa đông bị nhiễm F. sporotrichioides và các loài liên quan gây ra độc tố aleukia, và đã gây tử vong cho hàng trăm ngàn người Liên Xô cũ. Trong những năm 1970 ở Nhật Bản, F. graminearum gây ra dịch bệnh nghiêm trọng của bệnh Akakabi-byo (bệnh khuôn đỏ) trên lúa mì xanh và các loại ngũ cốc khác. Những người ăn lương thực làm từ các loại ngũ cốc bị ô nhiễm như vậy thường mắc buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết, thiếu máu và các triệu chứng khác do nhiễm độc trichothecene. Năm 1972, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc xác định DON và NIV trong hạt bị nhiễm F. graminearum (Desjardins, 2003). Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đặt tên nó là “Rd-toxin” (Moorooka và cộng sự, 1972). Một thời gian ngắn sau đó, cùng một độc tố độc hại đã được phân lập từ ngô liên quan đến nôn mửa ở lợn và mang tên vomitoxin (Vesonder và cộng sự, 1973).

     

    Chỉ có động vật và tình trạng sức khoẻ, miễn dịch và sinh sản của chúng cũng như sự hiện diện của các chỉ thị sinh học trong máu, nước tiểu, thịt, trứng hoặc sữa mới cho thấy hiệu quả thực sự của chất bất hoạt độc tố mycotoxin.

     

    Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tác động kết hợp của DON, aflatoxin B1 (AfB1) và fumonisins (FUM) ở thức ăn bị ô nhiễm tự nhiên đến tăng trưởng, sức khoẻ và phản ứng miễn dịch của lợn. Hiệu quả của hai loại phụ gia thức ăn khác nhau (Chất bất hoạt mycotoxin) trong việc giảm tác dụng của mycotoxins cũng đã được nghiên cứu trong thí nghiệm này.

     

    180 lợn con có khối lượng ban đầu là 8,8 ± 0,4 kg được mang tới tại Trạm Kiểm tra Lợn NCSU (Clayton, Bắc Carolina, Hoa Kỳ) và tại đây chúng có 6 ngày để thích nghi với nơi này. Chúng được chia làm 4 nhóm thí nghiệm (15 lặp lại / thí nghiệm, 3 lợn / ổ). Các yếu tố thí nghiệm cho 4 nhóm như sau:

     

    1. Đối chứng: thức ăn có chất lượng tốt
    2. Mycotoxins: 150 μg / kg AfB1, 1100 μg / kg DON, 3000 μg / kg FUM
    3. Mycotoxins + UNIKE® Plus: Chất độc Mycotoxin + 1,5 kg / tấn UNIKE® Plus
    4. Mycotoxin + Chế phẩm B: Mycotoxin + 1,1 kg / tấn đất sét + chất bất hoạt mycotoxins gốc enzym.

     

    Thức ăn từ ngô bị nhiễm tự nhiên AfB1 và ​​lúa mạch bị nhiễm tự nhiên DON đã được cho lợn hậu bị nhóm 2, 3 và 4 trong 42 ngày. Máu được thu thập vào ngày 0, 28 và 42 để đánh giá các thông số miễn dịch (IgG, IgM, và TNFα). Vào ngày thứ 42, các con vật bị mổ khám gan, thận và lá lách. Gan được đánh giá về màu sắc và tổn thương mô học.

     

    KẾT QUẢ

     

    Trong 3 tuần đầu của nghiên cứu này, không có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng giữa lợn ở 4 nhóm thí nghiệm (hình 1). Trong 6 tuần, trọng lượng cơ thể của lợn ăn thức ăn có chứa chất phụ gia cao hơn lợn ăn thức ăn bị nhiễm. Chế phẩm UNIKE® Plus cho thấy hiệu quả tốt nhất trong 2 tuần cuối và ít nhất 40% trọng lượng bị mất đã được phục hồi. Chế phẩm B chỉ phục hồi được 11% trọng lượng bị mất.

    Nghiên cứu khử hoạt tính mycotoxin trên lợn trong quá trình phơi nhiễm mãn tính

    Hình 1. Trọng lượng sống (kg)

     

    Mycotoxin ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng trọng trung bình hàng ngày và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) của lợn con (Hình 2). Sự cải thiện trong cả hai thông số được thể hiện nhóm ăn UNIKE® Plus, trong khi có rất ít cải thiện ở nhóm ăn Chế phẩm B. Trọng lượng cuối cùng (ngày thứ 42) ở lợn nái được điều trị bằng UNIKE® Plus cao hơn 500 g so với lợn được điều trị bằng Chế phẩm B.

    Nghiên cứu khử hoạt tính mycotoxin trên lợn trong quá trình phơi nhiễm mãn tính

    Hình 2. Tăng trọng lượng trung bình hàng ngày (g / ngày) và FCR.  a-b:  các chữ cái khác nhau thì sai khác khác nhau (0,05 ≤ p <0,10)

     

    Vào ngày thứ 42, lợn nhiễm độc tố nấm dường như đã tăng mức IgG và IgM, trong khi đó lợn ăn thức ăn hỗn hợp với cả hai chế phẩm đều có IgG và IgM trung bình so với mức lợn trong nhóm mycotoxin và đối chứng không bị  nhiễm (Bảng 1). Chất độc độc tố gây tăng trọng gan (Bảng 2). UNIKE® Plus làm giảm đáng kể hiệu ứng này sao cho trọng lượng gan tương tự như trong kiểm soát. Đo mức độ vàng gan bằng thử màu Minolta cho thấy có khuynh hướng gia tăng ở lợn nuôi bằng các chất phụ gia, đặc biệt lợn cho ăn Chế phẩm B,  DON, AfB1 và ​​FUM bị tăng mức giãn nở tuyến mật gan. Riêng UNIKE® Plus có khả năng giảm mạnh nhất ảnh hưởng của mycotoxin trên gan.

     

    Bảng 1. Đánh giá về miễn dịch học

      Ngày thứ Đối chứng Mycotoxin Mycotoxin + UNIKE® Plus Mycotoxin + Chế phẩm B
    IgG 28 25,3a 18,0b 28,7a 18,7ab
      42 10,5a 15,1b 13,5b 11,1ab
    IgM (mg/mL) 28 2,46 2,69 2,86 2,7
      42 3,92b 4,39b 3,19ab 3,23ab
    TNFa (pg/mL) 28 131 115 141 143
      42 118 97 132 118

     

    Bảng 2. Sức khỏe của các cơ quan nội tạng

      Đối chứng Mycotoxin Mycotoxin + UNIKE® Plus Mycotoxin + Chế phẩm B
    Gan (% khối lượng cơ thể) 2,71a 3,29b 2,80a 3,14b
    Thận (% khối lượng cơ thể) 2,46 0,6 0,55 0,59
    Lá lách (% khối lượng cơ thể) 0,23 0,24 0,22 0,24
    Trạng thái của gan
    Màu vàng 3,17a 3,6ab 3,94ab 4,65b
    Tăng sản ống dẫn mật 2,6a 5,3b 3,0a 4,0ab

    Ký tự a,b trong các bảng thể hiện sự khác nhau ở mức sác xuất p:  0,05<p<0,10

     

    KẾT LUẬN

     

    Nhìn chung, UNIKE® Plus làm giảm tác động mycotoxin lên hệ thống miễn dịch và gan và cho thấy khả năng cải thiện sự tăng trưởng trong khi chế phẩm B đóng có tác dụng giảm tổn thương gan (Weaver và cộng sự, 2013). Mặc dù cả hai chất phụ gia được sử dụng trong chế độ ăn ở thí nghiệm này có tác dụng làm giảm tác dụng độc tố mycotoxin lên năng suất, tình trạng mô và hệ thống miễn dịch so với nhóm đối chứng, nhưng UNIKE® Plus có hiệu quả hơn.

     

    Các kết quả của nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng việc sử dụng kiểm soát độc tố mycotoxin có hiệu quả tạo cơ hội để cải thiện đáng kể sức khoẻ động vật và hoạt động.

     

    Người dịch: Võ Văn Sự

    Nguồn tin: Viện Chăn nuôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.