Nuôi gà trên đệm lót lên men - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi gà trên đệm lót lên men

    Sau khi nuôi 4 tháng trên nền đệm lót sinh học đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống từ lúc hậu bị đến khi đẻ 20 tuần tuổi đạt 100%.

    Năm 2014, Trung tâm KN-KN tỉnh Bắc Ninh thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ đệm lót lên men trong chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học” (từ tháng 3/2014-3/2016) Tại gia đình ông Dương Thọ Hoàn ở thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong và ông Nguyễn Văn Hứa ở thôn Tiểu Long, xã Tương Giang, TX Từ Sơn.

    dem-lot-sinh-hoc

    Mỗi hộ nuôi với quy mô 250 con và diện tích chuồng 60 m2, ngày nhập giống 13/8/2014 (giống gà chuyên trứng Isa Brown giai đoạn hậu bị 16 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 1,35 kg/con).

    Sau khi trung tâm kết hợp với các Trạm Khuyến nông Yên Phong, Từ Sơn tìm điểm triển khai mô hình và đã tiến hành tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học, cách phòng và trị bệnh cho gà đẻ trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH) với 88 hộ tham gia.

    Đồng thời có cán bộ thường xuyên kiểm tra chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện quy trình chăn nuôi, cách phòng và trị bệnh của gà cho các hộ tham gia đề tài tại cơ sở.

    Hướng dẫn các hộ chuẩn bị chuồng nuôi như sau: Nền chuồng nuôi được xây bằng gạch, lát xi măng, chiều cao chuồng nuôi tối thiểu là 2,5m và có hệ thống chống nóng cho mùa hè vì nuôi gà đẻ trên nền đệm lót có sinh ra nhiệt cao hơn chuồng bình thường từ 1,2 – 1,5 độ C trong quá trình nuôi.

    Các hộ thực hiện kỹ thuật làm đệm lót với nguyên liệu là trấu, mùn cưa, men Balasa N01 và 3kg bột sắn khô.

    Có 2 cách làm ĐLSH: Rắc men trực tiếp lên đệm lót (1 kg chế phẩm Balasa N01 rắc cho đệm lót có diện tích từ 35m2 trở xuống). Tiến hành rải đều trấu lên nền chuồng có độ dày 10cm (gà thịt), 15 – 20 cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi được 7 – 10 ngày đối với gà úm và 2 – 3 ngày đối với gà lớn thì tiến hành xử lý bột men bằng cách trộn đều 1 kg Balasa N01 với 1 kg bột sắn khô (cẩn thận khi dùng bột ngũ cốc khác vì dễ bị mốc gây nguy hiểm cho gà).

    Cuối cùng rắc đều hỗn hợp men trộn bột sắt lên toàn bộ bề mặt đệm lót.

    Đánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật và môi trường cũng cho thấy: Hàm lượng, khí thải NH3, H2S tại các chuồng nuôi gà đẻ bằng đệm lót sinh học thấp hơn 2,67 – 3 lần so với chuồng nuôi cũ, nhờ đó đã giảm tình trạng đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi gà đẻ theo hướng công nghệ mới này còn giúp giảm khoảng 80% công lao động do trong quá trình nuôi không phải dọn chuồng, giảm chi phí tiền điện, thuốc thú y…

    Tiến hành nhân men sau đó mới rắc lên đệm lót (1 kg chế phẩm Balasa N01 rắc cho đệm lót có diện tích từ 35 – 50% m2). Rải đều trấu lên nền chuồng có độ dày 10 cm (gà thịt), 15 – 20 cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi được 7 – 10 ngày đối với gà úm và 2 – 3 ngày đối với gà lớn thì tiến hành nhân men bằng cách trộn đều 1 kg Balasa N01 với 1 kg bột sắn khô (hoặc cám gạo, bột ngô…), cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch xoa cho ẩm đều (bột ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu).

    Cho bột vào túi hay thùng đậy kín và để chỗ ấm ủ khoảng 2 ngàu, khi nào bột có mùi thơm hơi chua là đạt yêu cầu. Rắc đều hỗn hợp men trộn bột sắn lên toàn bộ bề mặt đệm lót.

    Chú ý: Làm ĐLSH có diện tích nền chuồng từ 35 m2 trở lên cần trộn Balasa N01 với bột ẩm, ủ chỗ ấm để lên men với mục đích làm tăng lượng men để có thể sử dụng cho diện tích chuồng nuôi rộng hownm giảm chi phí men. Và làm ĐLSH bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu, nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm nhưng nếu nuôi gà bằng lồng thì không cần phun ẩm.

    Sau khi nuôi 4 tháng trên nền ĐLSH đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống từ lúc hậu bị đến khi đẻ 20 tuần tuổi đạt 100%. Hiện gà đang cho đẻ ở tháng thứ 3 với tỷ lệ khá cao, 86,8 – 89,8%, tiêu tốn thức ăn trên 1 quả trứng thấp < 15 gram/con/ngày.

    Tính toán sơ bộ so sánh giữa 2 cách nuôi cũ và nuôi trên nền ĐLSH với diện tích 30 – 35 m2 thì chi phí giảm 15.720 đ/con/năm. Và hạch toán kinh tế dự kiến nuôi đến 72 tuần  thì nhà ông Dương Thọ Hoàn lãi 154.234 đ/con, còn nhà ông Nguyễn Văn Hứa lãi 140.190 đ/con.

    Khi sử dụng nền ĐLSH, phân và chất được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà. So với đối chứng, đàn gà chăn nuôi  trên nền ĐLSH đã giảm hẳn các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh khác, trứng đẻ ra có khối lượng nặng hơn 5%.

    Phương Thúy

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.