Nguyên nhân
Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xếp vào 2 nhóm chính như sau:
(1) Do vi sinh vật
(2) Do môi trường và chăm sóc quản lý
- Nguyên nhân do vi sinh vật
– Virus: Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh Tai xanh, virus gây bệnh cúm, circovirus…
– Do vi trùng: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…
– Do ký sinh trùng: Do giun phổi, do sự di hành của ấu trùng giun tròn
- Do môi trường và chăm sóc quản lý
Bệnh hô hấp có liên quan rất mật thiết với tiểu khí hậu chuồng nuôi như: Chuồng trại luôn ẩm ướt, ẩm độ cao, vệ sinh kém, nuôi nhốt heo chật chội, không thông thoáng, tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như NH3, H2S, CO2…
Do nguyên nhân gây bệnh hô hấp cho lợn quá đa dạng như vậy cho nên nếu dùng thuốc để điều trị hoặc phòng bệnh không phù hợp thì kết quả sẽ không như mong đợi là điều dễ xảy ra.
Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, có một số vi khuẩn phổ biến như: Mycoplasma, Pasteurella multocida, Haemophillus parasuis, Actinobacillus , pleuropneumoniae thường xuyên có mặt trong chuồng trại và trong vòm họng của lợn. Một khi sức đề kháng của lợn bị suy giảm do đại thực bào bị hư hại khi lợn bị nhiễm virus bệnh tai xanh. Niêm mạc và hệ thống lông rung đường hô hấp bị hư hại do nhiễm Mycoplasma. Hoặc khi nhiễm Cirovirus, các hạch bạch huyết bị viêm làm giảm khả năng diệt khuẩn.
Thêm vào đó, nếu điều kiện nuôi dưỡng kém, lợn bị stress do môi trường, vi khuẩn sẽ xâm nhập xuống phổi và gây viêm cấp tính. Trong đó, Pasteurella multocida thường gây bệnh cấp tính làm lợn chết đột ngột; Actinobacillus pleuropneumoniae với ngoại độc tố gây tràn dịch phổi – màng phổi và gây xuất huyết cấp tính tại phổi nên khi lợn chết thường bị chảy máu mũi. Lợn con bị nhiễm Mycoplasma rất sớm, từ khi còn theo mẹ, nhưng đến khi cai sữa do heo bị stress, bệnh mới phát ra.
Triệu chứng
Đặc trưng của bệnh đường hô hấp là lợn ho,sốt cao,khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn.Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Để phân biệt bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì lợn ho to từng cơn dài 7 – 10 tiếng, ho mọi lúc: sáng sớm, chiều tối, sau khi ăn, bị rượt đuổi…
Điều trị
Để cho kết quả điều trị cao, phải điều trị sớm và tích cực với các thuốc như kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, long đờm (BIO-BROMHEXINE), và vitamin.
Chọn các kháng sinh chưa bị lờn thuốc và cho kết quả điều trị cao như: BIO-CEP 5 hoặc BIO-CEFQUIN rất hiệu quả với các bệnh hô hấp thở thể bụng, tụ huyết trùng.
Lưu ý kháng sinh này không hiệu quả với bệnh suyễn heo (Mycoplasma)
Trong khi đó thuốc BIO-TULACIN 100, BIO-MARCOSONE®, BIO-FLORSONE 400 LA rất hiệu quả với các mầm bệnh do vi trùng gây ra, nguyên phát hoặc thứ phát, kể cả bệnh suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae.
Phòng ngừa
Người chăn nuôi phải dùng biện pháp tổng hợp gồm 4 vấn đề:
(1) Tiêm vắcxin
(2) Sát trùng chuồng trại
(3) Sử dụng thuốc
(4) Chăm sóc quản lý tốt.
– Tiêm đầy đủ vắcxin để phòng các bệnh truyền nhiễm, kể cả vắcxin ngừa bệnh hô hấp khi lợn còn khỏe mạnh. Nên chọn vắcxin hô hấp loại đa giá.
– Chuồng phải được sát trùng định kỳ 7 ngày 1 lần với thuốc BIO-GUARD, giữ khô chuồng để giảm độ ẩm, chuồng phải thông thoáng. Tránh gây stress cho lợn, đừng nhốt lợn chật chội, nhập lợn vào cùng lượt và xuất ra cùng lượt.
– Trộn một trong số những kháng sinh sau vào thức ăn để kiểm soát bệnh, dùng liên tục 5 ngày, vào những thời điểm chuẩn bị cai sữa, thời tiết chuyển lạnh…BIO-CHLORTETRACYCLINE, BIO-AMOX+TYLOSIN, BIO-LINCOMIX, BIO-AMOXICILLIN 50%… Sau mỗi đợt dùng kháng sinh, nên trộn BIOTIC vào thức ăn liên tục để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng sức đề kháng và giảm khí độc trong chuồng nuôi.
– Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng,cần nhớ: Bổ sung 50-100 IU Vitamin E cho một tấn thức ăn nếu trong đàn lợn có biểu hiện của bệnh hô hấp. Cung cấp đầy đủ nước sạch mọi lúc cho lợn uống.
– Xổ giun cho lợn với các thuốc như BIO-LEVAMISOL 10% hoặc BIVERMECTIN 1% ®.
PGS-TS. Lê Văn Thọ
Cố vấn Kỹ thuật Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Tinh dầu: Hỗ trợ đa năng trong phát triển và duy trì hệ miễn dịch của vật nuôi
- Mô hình toán học trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam
- Vai trò tổ hợp biotin, kẽm & selen tăng cường sức khoẻ da, lông, móng động vật
- Phòng và trị bệnh mất sữa ở lợn nái
- Sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng giúp tăng trọng lượng lợn con
- Sử dụng oxit kẽm phủ bảo vệ liều thấp cho lợn con cai sữa
- Khẩu phần chuyển tiếp cho lợn con cai sữa
- Nguyên nhân gây phân ướt, tiêu chảy ở gia cầm
- Hệ vi sinh trong gà thịt kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất