Quy trình thăm và kiểm tra chuồng heo giống mang thai và chuồng đẻ hàng ngày - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Quy trình thăm và kiểm tra chuồng heo giống mang thai và chuồng đẻ hàng ngày

    (Dành cho Giám sát trại, Kỹ Sư và Bác sĩ thú y)

     

    1. TỔNG QUÁT

     

    Bất kể người chăm sóc (Giám sát trại, Kỹ Sư và Bác sĩ thú y ) đi thăm chuồng hậu bị, mang thai hoặc đẻ đều phải quan sát và đánh giá ở cấp độ trại, chuồng nuôi hoặc ô chuồng và cấp độ cá thể lợn. Lý do chính để đi kiểm tra chuồng là để xác định các vấn đề, xác định lý do tại sao có các vấn đề đang xảy ra và hành động để giải quyết vấn đề.

     

    Việc đi thăm và kiểm tra yêu cầu người chăm sóc quan sát, lắng nghe âm thanh, ngửi mùi, cảm nhận/đo nhiệt độ phòng, đo độ ẩm tương đối và kiểm tra các đối tượng liên quan.

     

    Việc đi vào thăm buổi sáng thường kỹ lưỡng hơn vì quan sát chi tiết từng con vật, hệ thống cho ăn, hệ thống nước uống và môi trường. Việc đi thăm buổi chiều ít quan trọng hơn và chủ yếu liên quan đến việc đánh giá mức độ thoải mái của vật nuôi, nước và thức ăn và hệ thống thông gió hoạt động phù hợp hay không. Người chăm sóc cần áp dụng kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề.

     

    2. MỤC TIÊU

     

    Cung cấp cho người chăm sóc thông tin về cách tìm kiếm các yếu tố có thể là vấn đề ở cấp chuồng, cấp độ ô chuồng và cấp độ cá thể heo khi đi thăm và kiểm tra chuồng.

     

    3. CẤP ĐỘ CHUỒNG TRẠI

     

    Bởi vì heo nái mang thai được cho ăn hạn chế, quá trình đi thăm và kiểm tra được bắt đầu sau khi heo nái đã ăn. Các vấn đề được xác định có thể được khắc phục tại thời điểm bắt đầu hoặc muộn hơn trong ngày. Một chuyến đi thăm nên bắt đầu ở một vị trí khác nhau mỗi ngày.

    Hình 1: Lịch trình và vị trí đi thăm chuồng trại

     

    Khi đi thăm cần lưu ý các vấn đề sau:

     

    Các vấn đề xảy ra đã xác định có thể được khắc phục vào thời điểm thực hiện hoặc muộn hơn trong ngày.

     

    – Ghi lại nhiệt độ không khí trong chuồng khi treo nhiệt kế ở các vị trí khác nhau trong chuồng (cần có bảng theo dõi tổng hợp nhiệt độ theo tuần, theo tháng…)

     

    – Xác định xem nhiệt độ chuồng có tạo sự thoải mái cho số lượng heo trong chuồng theo độ tuổi và mùa bằng cách quan sát hoạt động thở và nằm của chúng.

     

    – Xác định “điểm nóng” trong chuồng bằng cách nhận biết liên tục về sự thay đổi nhiệt độ.

     

    – Tìm các dấu hiệu của độ ẩm cao (ẩm ướt trên nền, trần, tường hoặc các thiết bị).

     

    – Đánh giá xem chuồng có mùi/mùi hôi bất thường (amoniac cao) và mức độ bụi hay không.

     

    – Trong chuồng thông gió tự nhiên, hãy quan sát tất cả các cửa hút gió, cửa thoát khí, rèm cửa và cửa hông để xác định xem chúng có được đặt ở vị trí chính xác để không khí lưu thông thích hợp hay không.

     

    – Xem xét tất cả các quạt để đảm bảo chúng hoạt động tốt và đảm bảo tất cả các quạt thông gió được chỉ định hoạt động để đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với từng lứa tuổi heo (kết hợp với chạy nước giàn mát).

     

    – Nhìn vào cửa chớp của quạt không chạy để đảm bảo chúng đã được đóng hoàn toàn.

     

    – Xem xét tất cả các ô dàn mát (hút gió) để đảm bảo chúng đang hoạt động phù hợp với nhiệt độ chuồng nuôi (độ hở dàn mát, nước dàn mát…)

     

    – Nếu chuồng có rèm che hai bên, hãy quan sát xem rèm có ở đúng vị trí cần che chắn ánh nắng hay không?

     

    – Tìm kiếm những tấm rèm bị xệ và lỗ thủng trên những tấm rèm đã đóng kín.

     

    – Tìm các vết nứt trên tường, trần bên trong (mùa đông) để không khí lạnh không lọt vào

     

    – Kiểm tra độ sạch ở cả hai mặt của cánh quạt và cửa chớp, đảm bảo cửa chớp hoạt động tốt.

     

    – Nhìn vào toàn bộ hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi để đảm bảo nó hoạt động tốt.

     

    – Nghe và phát hiện bất kỳ âm thanh kỳ lạ nào từ quạt, máy bơm và các thiết bị trong chuồng nuôi đang vận hành…

     

    – Đối với thời gian trong ngày vào mùa hè cần kiểm tra dàn mát: nước có phân bố đều hay không? Có bị thủng hay không? Có bị nghẹt do rêu, cặn hay không để sửa chữa, vệ sinh đảm bảo dàn mát hoạt động tốt.

     

    – Đảm bảo chạy dàn mát khi nhiệt độ chuồng nuôi >25 độ C.

     

    – Cần đo tốc độ không khí đi qua giàn mát bằng máy đo lưu lượng khí. Nếu hoạt động bình thường, tốc độ tối đa phải là 2m/s.

     

    – Nếu sử dụng làm mát bằng phun sương, hãy kiểm tra hệ thống để xác định xem nó có hoạt động bình thường hay không.

     

    – Đối với chuồng hầm

     

    • Nhìn xuống hầm phân để xác định xem hầm có quá đầy hay không? Lưu thông không khí thế nào và đảm bảo các quạt hầm đang chạy.
    • Nhìn vào hố phân có nút kéo để xác định xem hố có cần được làm trống hay không.
    • Nếu chuồng có máy cào phân dưới sàn, hãy kiểm tra để đảm bảo cào phân hoạt động tốt.

     

    4. CẤP ĐỘ Ô CHUỒNG

     

    Ô chuồng hoặc ô mang thai cần được đánh giá đối với các vật dụng bên trong có thể ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và sự thoải mái của heo.

     

    a. Ô chuồng hoặc ô mang thai

     

    – Quan sát xem tất cả heo hậu bị, heo nái hoặc đực giống trong ô chuồng có đủ diện tích sàn hay không.

     

    – Kiểm tra nền chuồng nơi heo hậu bị, heo nái hoặc đực giống nằm về độ ẩm ướt, khô và độ bóng.

     

    – Xác định xem không khí lạnh có đi vào (các) ô chuồng ở sai vị trí hay không bằng cách cảm nhận chuyển động của không khí trên tay của bạn.

     

    – Kiểm tra xem tất cả các hộp nhả thức ăn của từng các thể có được lấp đầy đúng cách hay không và nhả khẩu phần thức ăn hàng ngày vào máng.

     

    – Đảm bảo tất cả các ống dẫn từ từng hộp nhả thức ăn riêng lẻ đến máng ăn còn nguyên vẹn và không bị nghẹt.

     

    – Khi cho heo hậu bị hoặc heo nái ăn bằng cơ chế cho ăn nhỏ giọt, hãy quan sát hệ thống cho ăn nhỏ giọt (khoá lắc thức ăn) đang phân phối thức ăn với tỷ lệ phân phối thức ăn có phù hợp hay không?

     

    – Kiểm tra sàn chuồng để tìm những hư hỏng có thể gây ra các vấn đề về phúc lợi động vật hoặc sự an toàn của người chăm sóc.

     

    – Kiểm tra tất cả các máng ăn xem có bị hư hỏng hoặc mòn, han rỉ quá mức có thể gây thương tích cho heo hoặc thức ăn thừa, bám cặn, ẩm mốc ở các khe kẽ trong máng ăn

     

    – Quan sát xem mỗi vòi phun sương có hoạt động bình thường không và hệ thống được bật tắt liên tục ở những thời điểm và nhiệt độ thích hợp. Kiểm tra đường cấp nước xem có rò rỉ không.

     

    – Trong mùa đông, hãy kiểm tra hệ thống sưởi: đường dây, ổ cắm, bóng sưởi đảm bảo tất cả hoạt động bình thường và an toàn

     

    Kiểm tra hệ thống núm uồng, hãy quan sát xem tất cả các núm uống đều có tốc độ dòng nước thích hợp bằng cách ấn vào van xả và đo tốc độ dòng chảy phù hợp với đối tượng heo.

     

     

    Nái mang thai

     

    Nái đẻ

    Hậu bị

    Núm tự động

    2 lít/ phút

     

    2.5 lít/ phút

     

    1.5 lít/ phút

     

    Uống tự do (lít/con/ngày)

    15-25

     

    25- 45

     

    15 – 20

     

     

    Hình 2: Kiểm tra và đo tốc độ dòng chảy ở núm uống

     

    – Nếu nái nuôi riêng lẻ và ăn uống bằng máng chung, hãy quan sát xem thức ăn có làm gián đoạn dòng chảy hay không, đảm bảo cho tất cả heo nái được uống đủ nước càng sớm càng tốt sau khi ăn. Trừ lúc ăn, lúc nào trong ngày máng cũng phải có nước.

     

    b. Chuồng – ô đẻ

     

    – Kiểm tra nền chuồng xem có bị ẩm ướt, ẩm mốc, trơn bóng và hư hại ảnh hưởng đến phúc lợi động vật và người chăm sóc hay không.

     

    – Kiểm tra độ ẩm, độ khô ráo và hoạt động của đèn sưởi và thảm trải sàn trong khu vực úm heo.

     

    – Kiểm tra các vách ngăn của lồng đẻ và máng ăn xem có bị hư hại không.

     

    – Đảm bảo mỗi núm uống có tốc độ nước chảy phù hợp (2 đến 2.5 lít / phút) bằng cách ấn vào van điều chỉnh. Tốc độ dòng nước có thể cần được kiểm tra ngẫu nhiên ở một số núm uống. Kiểm tra đường nước xem có rò rỉ không.

     

    5. CẤP ĐỘ CÁ THỂ HEO

     

    Mỗi con nái phải được kiểm tra hàng ngày để đảm bảo con vật thoải mái và khỏe mạnh, thích hợp nhất là kiểm tra hai lần một ngày. Thời điểm tốt nhất để đánh giá heo nái được cho ăn hạn chế là ngay sau giai đoạn cho ăn.

     

    a. Heo hậu bị, nái và lợn đực giống nuôi theo nhóm

     

    – Kiểm tra từng con trong chuồng xem thể trạng béo hay gầy, những biến đổi trên da, các vết thương và tình trạng sức khỏe, hoạt động lên giống. Đánh dấu những heo có biểu hiện bất thường.Nếu các vấn đề được quan sát thấy, hãy xác định điều gì đang gây ra vấn đề; chẳng hạn như,

     

    (1) Bị bắt nạt quá mức từ các con khác trong chuồng,

    (2) Bị nái động dục cưỡi quá mức, húc và đuổi theo,

    (3) Không thể cạnh tranh tại thời điểm cho ăn.

     

    – Quan sát từng con để xác định xem có phải là heo tách đàn và không tương tác với đàn hay không, đây là dấu hiệu heo ốm. Hành vi này có thể được quan sát tại thời điểm cho ăn hoặc ngay sau khi cho ăn.

     

    – Quan sát các heo nằm túm tụm để xác định nguyên nhân gây ra hành vi túm tụm (gió lùa, nhiệt độ không khí, sàn ẩm ướt, thể trạng gầy gò, v.v.).

     

    – Tìm hiểu lý do tại sao các con riêng lẻ chiếm núm uống (núm uống đặt quá gần nhau, tốc độ dòng nước chậm, số lượng núm uống không đủ, v.v.)

     

    b. Heo hậu bị, nái và lợn đực giống nuôi cá thể

     

    – Xem xét máng ăn của mỗi heo để xác định xem con vật có tiêu thụ tổng khẩu phần thức ăn hàng ngày của chúng hay không → xác định nguyên nhân kém ăn, bỏ ăn (kiểm tra thân nhiệt là yêu cầu bắt buộc)

     

    – Xác định lý do tại sao con vật không đứng và hoạt động trong khoảng thời gian cho ăn (ví dụ: què, sốt cao…).

     

    – Xem xét tình trạng cơ thể của từng con vật và sử dụng phương pháp quan sát và đo điểm thể trạng để xác định con vật quá gầy, ốm yếu hoặc què quặt, đánh dấu để can thiệp điều chỉnh.

     

    – Xác định lý do tại sao heo có biểu hiện bất thường; chẳng hạn như thở hổn hển do stress nhiệt, hoặc kêu ré lên và bồn chồn do hoạt động động dục.

     

    – Kiểm tra âm hộ lợn nái / lợn nái có tiết dịch không, có sưng đỏ hay không?

     

    c. Heo nái đẻ và heo con

     

    – Kiểm tra từng heo nái về thể trạng, tình trạng què quặt, các tổn thương ở vai, tiết dịch âm hộ, số núm vú và trạng thái núm vu, số lợn con bú và khả năng tiết sữa.

     

    – Việc xác định heo con bị bệnh hoặc bị tổn thương bao gồm việc đánh giá tình trạng cơ thể, mắt, tai, mũi, da, lông, các dấu hiệu tiêu chảy, thương tích và gầy còm của lợn (gầy và xương xẩu; hình dạng cơ thể góc cạnh, chậm phát triển) trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Technical Consultant

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.