Xử lý rơm làm thức ăn cho gia súc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Xử lý rơm làm thức ăn cho gia súc

    Từ các kết quả nghiên cứu đã được công bố cho thấy, rơm rất giàu carbohydrate, là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho động vật nhai lại.

     

    Tuy nhiên, nguồn năng lượng được sử dụng bị hạn chế vì rơm có cấu trúc vách tế bào phức tạp, sự lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ khó khăn do đó khả năng tiêu hóa không cao.

     

    Sử dụng vôi và urê xử lí rơm làm nguồn thức ăn hiệu quả cho gia súc nhai lại

     

    Để tăng hiệu quả sử dụng rơm làm thức ăn cho gia súc, cần áp dụng một số biện pháp nhằm thay đổi cấu trúc màng tế bào của rơm.

     

    Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phòng Chăn nuôi và Thú y (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là dùng tác nhân hoá học (vôi và urê) làm mềm rơm, giúp gia súc tiêu hoá tốt hơn. Vôi không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và bay hơi do đó có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu.

     

    Do gia súc tiêu hóa rơm chưa xử lý là thấp, một lượng lớn không lên men ở dạ cỏ đã qua dạ cỏ và được lên men sau dạ cỏ, một phần không nhỏ được thải ra ngoài, dẫn đến phát thải nhiều khí mê tan hơn. Một số tài liệu khoa học nước ngoài đã chứng minh, sự tiêu hóa rơm được tăng lên đáng kể khi nó được ủ, gia súc dễ dàng tiêu hóa cellulose/hemicelluloses để cung cấp dinh dưỡng dồi dào hơn.

     

    Bà Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, cách ủ rơm khá đơn giản, có nhiều loại hố ủ như: hố ủ nổi, hố ủ chìm, nửa nổi nửa chìm, ủ bằng bao ni lông… Hố ủ chìm dễ làm, ít tốn công và vật liệu, nhưng phải lưu ý một số điểm như: Địa điểm đào hố cao ráo, dễ thoát nước khi trời mưa, dễ che đậy; kích thước tuỳ theo số lượng gia súc hoặc lượng rơm cần ủ để thiết kế hố ủ cho phù hợp; thông thường, hố 1m3 ủ được 100kg rơm.

     

    Về nguyên vật liệu, rơm: 100kg (rơm phải khô, sạch, có màu vàng sáng, không nấm mốc); Nước sạch: 100 lít; Urê: 2kg; Vôi bột: 2kg; Dụng cụ: Xô, thùng tưới hoa sen (ô doa), cân, tấm bạt/ni lông.

     

    Cách tiến hành ủ như sau: Dùng bạt/ni lông lót dưới đáy và xung quanh thành hố ủ. Rải đều 1 lớp rơm dày khoảng 20cm vào hố ủ, nén (dầm) cho chặt. Hòa 2kg urê và 2kg vôi bột vào 100 lít nước sạch, khuấy đều. Dùng bình hoa sen tưới đều dung dịch vôi, ure lên mặt lớp rơm trong hố. Vừa tưới vừa nén chặt, tưới từ từ để nước ngấm vào rơm mà không đọng ở đáy. Tiếp tục làm từng lớp 2, 3, 4 tương tự như lớp trên cho đến khi đầy hố ủ. Dùng bạt/ni lông che phủ thật kín hố ủ, trên cùng dùng đất đắp hoặc đè bằng các vật liệu nặng lên trên. Chú ý, luôn đậy kín hố ủ, không để nước mưa làm ướt rơm.

     

    Theo kết quả thu được từ đề tài của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sau khi ủ rơm khoảng 10 ngày có thể lấy rơm đã ủ cho gia súc ăn.

     

    Trước khi ăn kiểm tra chất lượng, nếu rơm ủ chất lượng tốt sẽ có màu vàng đậm, ẩm đều, rơm mềm, có mùi nồng của ammoniac, không bị mốc và không có nước ứ đọng trong hố.

     

    Chú ý khi lấy rơm ra khỏi hố lấy lần lượt, sạch, gọn theo từng góc của hố ủ. Để rơm ra khỏi hố khoảng 30 phút rồi mới cho gia súc ăn. Nếu gia súc ăn rơm ủ lần đầu, cần tập cho ăn ít một, bằng cách trộn với cỏ tươi để cho quen, tăng dần, có thể cho gia súc ăn từ 1 – 3 kg/con/ngày.

     

    Đăng Quân

    Nguồn: Nông nghiệp VN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.