[Chăn Nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh Trung guốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu tổ yến tiềm năng nhất của Việt Nam, Nghị định thư vừa ký giữa hai nước vào tháng 4/2025 được kỳ vọng sẽ tạo đà bứt phá cho ngành hàng có giá trị gia tăng cao này.
Sản phẩm tố yến có giá trị kinh tế cao và được xem là động lực thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi (Ảnh: TTXVN)
Đẩy mạnh xuất khẩu tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc
Tại “Hội nghị triền khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc” do Bộ NN và MT tổ chức sáng 8/5/2025 tại Hà Nội, đại diện Cục Chăn nuôi và Thú y khẳng định, tổ yến là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhất của Việt Nam, với giá thương mại lên đến hàng nghìn USD mỗi kilogram trên thị trường quốc tế.
Theo đại diện Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, sau 4 năm thực hiện Nghị định thư ký kết năm 2022, Việt Nam đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận: hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, với tổng giá trị vượt 4 triệu USD. Đến nay, 13 doanh nghiệp Việt Nam đã được phía Trung Quốc phê duyệt đủ điều kiện xuất khẩu. Hơn 70 doanh nghiệp khác đang tích cực hoàn thiện nhà máy, tham gia chương trình giám sát để mở rộng xuất khẩu. Đồng thời, hơn 4.000 nhà yến được đưa vào hệ thống kiểm soát dịch bệnh và trên 220 mẫu tổ yến đã được xét nghiệm theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Hiện, việc mở cửa thị trường Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho ngành tổ yến Việt Nam như:
• Thúc đẩy xuất khẩu: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới với nhu cầu cao và ổn định, mở ra cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.
• Nâng tầm thương hiệu: Xuất khẩu chính ngạch giúp yến sào Việt Nam khẳng định chất lượng, tăng độ nhận diện và uy tín trên thị trường quốc tế.
• Gia tăng đầu tư, việc làm: Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chế biến, nâng cao tiêu chuẩn sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người nuôi yến.
• Cải tiến chất lượng bền vững: Các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch sẽ thúc đẩy ngành tổ yến chuyên nghiệp hóa, phát triển bền vững hơn.
• Mở rộng thị trường quốc tế: Có mặt tại Trung Quốc tạo đà cho doanh nghiệp Việt hợp tác với các nhà phân phối lớn, nền tảng thương mại điện tử và mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác trong khu vực.
Thị trường mở nhưng chưa thông
Từ khi Trung Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu tổ yến chính ngạch từ Việt Nam vào cuối năm 2022, đến nay, tổng sản lượng xuất khẩu mới đạt hơn 4 tấn, con số khiêm tốn so với năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu khổng lồ từ phía bạn hàng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính đến từ hàng loạt rào cản:
• Thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, khiến nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu kiểm dịch.
• Tình trạng gian lận thương mại, làm giả tổ yến khiến uy tín ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
• Thủ tục pháp lý xuất khẩu phức tạp, thị trường còn thiếu ổn định.
• Chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ còn rời rạc.
• Nhà yến chưa được công nhận là tài sản gắn với đất, thiếu tiêu chuẩn xây dựng, vận hành và quản lý.
• Công nghệ sơ chế, chế biến còn lạc hậu, làm giảm chất lượng, mẫu mã, gây khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm từ Malaysia, Indonesia.
• Tác động môi trường, tiếng ồn từ nhà yến tai đô thi qây mâu thuẫn với cư dân.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng Giám đốc Công ty CP Dinh dưỡng Avanest Việt Nam (đơn vị xuất khẩu lô hàng yến đầu tiên sang Trung Quốc) chia sẻ: “Rào cản không chỉ nằm ở kiểm dịch. Chất lượng tổ yến Việt Nam được đánh giá cao, nhưng màu sắc không đồng đều vì thiếu thiết bị sơ chế hiện đại khiến khách hàng Trung Quốc hiểu nhấm về chất lượng. Quan trọng hơn, thương hiệu yến Việt vẫn rất mờ nhạt tại tại Trung Quốc, chưa có sự nhận diện rõ ràng như các sản phẩm từ Malaysia hay Indonesia, những quốc gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm xuất khẩu yến”.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng nhấn mạnh, ngành yến có tính chất đặc thù cao. Việc nuôi yến dựa trên tập tính hoang dã, không thể thuần hóa hay kiểm soát sinh sản, dịch bệnh như vật nuôi thông thường. Vì vậy, không thể áp dụng mô hình quản lý dịch bệnh truyền thống, càng không thể chuẩn hoá quy trình như các ngành chăn nuôi khác. Đây là thách thức nhưng cũng là điểm tạo nên giá trị đặc biệt của tổ yến Việt Nam.
Cộng hưởng sức mạnh: Nhà nước – Doanh nghiệp – Người nuôi yến
Trước những bất cập trên, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ NN và MT) khẳng định: “Doanh nghiệp sẽ là trung tâm trong mọi nỗ lực tháo gỡ vướng mắc”. Theo đó, Nhà nước sẽ đồng hành thông qua các định hướng chính sách.
“Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết người nuôi – doanh nghiệp – thị trường; doanh nghiệp đóng vai trò “nhạc trưởng” đặt hàng tiêu chuẩn nguyên liệu, định hướng đầu ra. Ứng dụng công nghệ cao, chuẩn hóa quy trình sản xuất, nhất là trong truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch và sơ chế tổ yến. Tăng cường chế biến sâu, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao, phù hợp với thị hiếu đa dạng tại Trung Quốc và các thị trường khác. Xây dựng thương hiệu quốc gia yến sào Việt Nam, thông qua hội chợ, triển lãm, chỉ dẫn địa lý và truyền thông hình ảnh thống nhất”, ông Thắng nhấn mạnh.
Ông Hồng Đình Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho rằng: “Chỉ cần cải thiện tông trắng cho tổ yến, giá trị mỗi tổ có thể tăng thêm cả triệu đồng. Nhưng điều đó đòi hỏi công nghệ cao, quy trình chuẩn và sự hiếu rõ thị trường”.
Trong bối cảnh nhu cầu yến sào toàn cầu ngày càng tăng, Việt Nam cần tận dụng lợi thế để định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tại hội nghị cũng để xuất: Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thủ tục xuất khẩu, tiếp cận vốn ưu đãi, hoàn thiện hành lang pháp lý; Doanh nghiệp chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cấp nhà yến, chuẩn hóa sản phẩm; Cùng phối hợp với Hiệp hội, địa phương và cơ quan chức năng để đảm bảo kiểm dịch, minh bạch tỷ lệ yến, truy xuất nguồn gốc theo đúng chuẩn quốc tế.
Việt Nam hiện có tiềm năng rất lớn để bứt phá trong lĩnh vực này, với sản lượng tổ yến dồi dào và nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Nếu biết tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, chuẩn hóa quy trình và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, ngành tổ yến có thể không chỉ khẳng định vị thế tại thị trường Trung Quốc mà còn vươn xa tới các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông.
Điều quan trọng là nhìn nhận rõ các yêu cầu kỹ thuật cao từ phía đối tác không phải là rào cản, mà chính là tiêu chuẩn của thị trường hiện đại. Việc đáp ứng được những tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần mà còn nâng tầm vị thế tổ yến Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu.
Quỳnh Chi
- chăn nuôi gia cầm li>
- tổ yến li>
- kiến thức chăn nuôi li> ul>
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
- Xuất khẩu cám gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội song hành cùng thách thức
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất